Tân Hiệp Phát tiếp tục mang “Nhịp cầu ước mơ” đến với bà con các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
Chương trình “Nhịp cầu ước mơ” là sáng kiến xây dựng cầu dây văng dành cho các xã nghèo ở vùng sâu vùng xa thuộc các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, vùng đồng bằng thấp và ngập nước, gắn liền với sông nước và kênh rạch, mật độ dân cư đông và cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân, đặc biệt là học sinh, sinh viên.
Đây là chương trình có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đã và đang giải quyết nhu cầu đi lại, buôn bán giao thương cho hàng trăm ngàn người dân sinh sống tại địa bàn, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của các tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long. Từ khi triển khai tới nay, chương trình đã xây dựng và bàn giao tổng số 12 cây cầu.
Là đơn vị tài trợ kinh phí xây cầu tại các tỉnh Đồng Bằng Sông cửu Long trong chương trình “ Nhịp cầu ước mơ” 2 năm liên tiếp, đại diện Tập đoàn Tân Hiệp Phát chia sẻ “Trách nhiệm đối với cộng đồng và xã hội là một trong những giá trị cốt lõi, là triết lý trong văn hóa kinh doanh của tập đoàn Tân Hiệp Phát. Chúng tôi truyền triết lý đó trong từng suy nghĩ, hành động của lãnh đạo và mỗi nhân viên Tập đoàn. Ý tưởng xây dựng các cây cầu cho các tỉnh Đồng bằng Sông cửu Long để hỗ trợ người dân thuận thiện đi lại đã được chúng tôi ấp ủ tâm huyết trong nhiều năm. Cho tới cuối năm 2015 khi điều kiện chín muồi thì chúng tôi mới bắt đầu thực hiện với sự giúp đỡ của Kênh truyền hình VTC9. Trong năm 2017, chúng tôi dự kiến sẽ phối hợp với Let’s Việt triển khai xây 12 cây cầu mới ở những vùng khó khăn – nơi mà sự giúp đỡ của chúng tôi mang lại ý nghĩa thiết thực nhất”
“ Nhịp cầu ước mơ” là một trong số nhiều chương trình thể hiện trách nhiệm xã hội mà tập đoàn Tân Hiệp Phát tham gia và tham gia từ giai đoạn đề xuất giải pháp.
Trong 23 năm qua, tập đoàn tân hiệp phát đã hỗ trợ và đồng hành với nhiều hoạt động thể thao như các giải đua xe đạp, điền kinh, leo núi, các giải võ thuật… Bên cạnh đó, Tập đoàn tham gia tài trợ nhiều hoạt động văn hóa tinh thần, biểu diễn nghệ thuật phục vụ xã hội.
Các hoạt động hỗ trợ trực tiếp cũng được tập đoàn Tân Hiệp Phát quan tâm, ví dụ như đến nay đã có hàng trăm cặp bò được Tân Hiệp Phát gửi tặng đến tay người dân, chưa kể đến dự án cung cấp hàng trăm ngàn lít nước sạch mỗi ngày cho đồng bào hạn hán nhiễm mặn, hay các chương trình Về Quê, Cùng Em Đến Trường, Biển Đảo Quê Hương và Trái Tim Cho Em, Tập đoàn Tân Hiệp Phát cùng Quỹ Tấm lòng Việt thực hiện ít nhất 16 hoạt động thiện nguyện mỗi tháng.
Cập nhật thông tin triển khai chương trình “ Nhịp cầu ước mơ” năm 2017
Trong tháng 6 vừa qua, Tập đoàn Tân Hiệp Phát, kênh truyền hình Let’s Việt đã phối hợp với đại diện chính quyền địa phương các tỉnh Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau tiến hành khảo sát thực tế nhu cầu giao thương, đi lại trên địa bàn để lựa chọn điểm đến tiếp theo của chương trình “ Nhịp cầu ước mơ”. Tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ, chương trình “ Nhịp cầu ước mơ” dự kiến sẽ xây dựng các cây cầu dây văng, với chiều dài từ 30m – 40m, chiều rộng 2.5m, có trọng tải 2.8 tấn từ ấp qua xã, từ xã qua xã, từ huyện qua huyện. Dự kiến sau khi hoàn thành sẽ đáp ứng khoảng hơn 18.000 lượt người qua lại và vận chuyển hàng hóa.
Đối với bà con ở miền Tây, cuộc sống từ lâu đã gắn liền với dòng sông, con đò. Thế nhưng, không phải nơi nào cũng may mắn có được chiếc cầu vững chãi mà an tâm sản xuất, phát triển kinh tế. Tuy nhiên, để được lựa chọn là điểm đến tiếp theo, các địa phương sẽ phải vượt qua những thử thách vô cùng vui nhộn và thú vị của chương trình “ nhịp cầu ước mơ”. Theo đó, tại mỗi địa phương có hai xã có khó khăn về cây cầu đi lại sẽ được lựa chọn tham gia các trò chơi vận động để có thể giành quyền sở hữu cây cầu dây văng trị giá khoảng 700 triệu đồng. Xã thua cuộc sẽ nhận được phần thưởng 50 triệu đồng vào Quỹ Hỗ trợ người nghèo của xã.
Tại tỉnh Kiên Giang, chương trình “Nhịp Cầu Ước Mơ” đã đến khảo sát các địa điểm tại hai xã Hoà Điền, xã Kiên Bình thuộc huyện Kiên Lương và xã Vĩnh Bình Nam, xã Vĩnh Phong thuộc huyện Vĩnh Thuận.
Ảnh 1: Khảo sát địa điểm xây cầu tại xã Hoà Điền, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang
Hoà Điền là một xã với 2500 hộ dân và 10.400 nhân khẩu; kinh tế chính của bà con nơi đây chủ yếu là trồng lúa, mua bán, sản xuất nhỏ lẻ, phương tiện đi lại chủ yếu bằng đường thuỷ. Anh Trần Văn Thời, Phó Chủ tịch xã Hoà Điền cho biết: “ Toàn xã có 3 điểm trường, hằng ngày có trên 400 lượt học sinh qua lại chủ yếu nhờ đò của bà con đưa miễn phí và đi lại rất khó khăn; địa điểm xây cầu thuộc ấp Kinh 1, đây là địa điểm thuận lợi giúp cho các em học sinh và bà con rút ngắn được đường đi rất nhiều và thuận tiện qua lại mua bán, ổn định cuộc sống”.
Còn tại xã Kiên Bình, vị trí sẽ xây cây cầu mới, cũng tồn tại một cây cầu bê tông (Cầu 13) dài 42m bắc qua Kinh T3, được xây dựng từ năm 2008 nối liền huyện Kiên Lương và huyện Giang Thành do bà con đóng góp xây dựng và hiện đang xuống cấp nghiêm trọng. Anh Hồ Thành Trương, Phó Chủ tịch xã Kiên Bình chia sẻ: “Toàn xã có 2.721 hộ dân với hơn 10.000 nhân khẩu; cầu 13 là tuyến đường huyết mạch của xã, tuy nhiên do cầu xây dựng đã lâu, trời mưa rất trơn trượt, thường xuyên xảy ra tai nạn, nhiều người còn bị rơi xuống kênh; nếu như cầu mới được xây dựng sẽ giúp bà con thuận tiện đi lại mua bán, đem đến nhiều giá trị về kinh tế, văn hóa và giúp đoạn đường đến trường của các em học sinh được gần hơn”.
Ảnh 2: Cầu 13 xã Kiên Bình, huyện Kiên Lương đã xuống cấp nghiêm trọng, người dân qua lại thường xuyên gặp tai nạn đặc biệt là mùa mưa.
Không khác gì so với huyện Kiên Lương, đời sống bà con huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang cũng gặp nhiều khó khăn, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ, hải sản; phương tiện đi lại của bà con nơi đây chủ yếu là xuồng vỏ lãi, điều kiện xây dựng cầu còn gặp nhiều khó khăn.( ảnh minh họa + chú thích) Chia sẽ vấn đề này, anh Trần Văn Le, Phó Chủ tịch xã Vĩnh Bình Nam, huyện Vĩnh Thuận cho biết: “ Ấp Bình Thành, xã Vĩnh Bình Nam là điểm được chọn để xây cầu, vì nơi đây là tuyến giao thông huyết mạch với hơn 2.800 hộ dân, nhu cầu đi lại của bà con là rất lớn. Đặc biệt, tại đây có hai điểm trường Tiểu học và Trung học cơ sở, xây dựng cầu nơi đây sẽ giúp rút ngắn khoảng cách đến trường cho các em hơn 4km và an toàn hơn trong mùa mưa lũ”.
Ảnh 3: Cây cầu trên ấp Bình Thành, xã Vĩnh Bình Nam, huyện Vĩnh Thuận đã hư hỏng nặng, người dân qua lại thường xuyên gặp tại nạn, cả người và phương tiện đều rơi xuống kênh.
Là hai xã vùng sâu của thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu, xã Tân Phong và xã Phong Thạnh Tây là vùng chuyên canh về nuôi trồng thuỷ hải sản, sông ngòi chia cắt rất nhiều, phương tiện đi lại của bà con nơi đây chủ yếu bằng xuồng vỏ lãi. Một số nơi đã có cầu, tuy nhiên, những cây cầu phần lớn đã tồn tại hàng chục năm, do nằm trong vùng nước ngập mặn nên nhiều cây cầu sắt đã bị hoen rỉ, mục nát, lan can cầu hư hỏng hoàn toàn.( ảnh minh họa + chú thích)
Ảnh 4,5: Cây cầu bắt qua kênh Thất Giồng 4, xã Phong Thạnh Tây, huyện Tân Phong, tỉnh Bạc Liêu nối liền với Khu du lịch sinh thái Vườn Chim đã hư hỏng nặng, mỗi ngày đều có xảy ra tai nạn.
Anh Huỳnh Minh Trí, Chủ tịch UBND xã Tân Phong cho biết: “ Cây cầu hiện tại của xã được bắt ngang kênh Láng Trâm nối liền với xã Phong Thạnh Tây, đây là tuyến đường huyết mạch của hai xã và các điểm trường đều tập trung nơi đây nên đây là vị trị thuận lợi nhất để xây cầu xây cầu mới nhằm giúp các em học sinh đi học thuận tiện hơn”. Anh Trí cho biết thêm: “ Ngay ngã tư kênh Thất Giồng 4, xã Phong Thạnh Tây còn một cây cầu xây dựng đã trên 15 năm nối liền 3 ấp của xã với khu du lịch sinh thái Vườn chim. Cây cầu này gần như đã hư hỏng hoàn toàn, lòi cả sắt ra ngoài, phải dùng cây gỗ chống đỡ, mỗi ngày đều xảy ra tai nạn, chính vì vậy ai cũng cảm thấy bất an vì không biết cầu sẽ sập lúc nào”.
Huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau cũng là huyện có nhiều khó khăn về phương tiện đi lại. Vốn là vùng sông nước mênh mông, chằng chịt, huyện Ngọc Hiển có 4 xã Viên An Đông, xã Đất Mũi, xã Tân Ân Tây và xã Tam Giang Tây được chọn làm các địa điểm khảo sát để thực hiện chương trình “Nhịp cầu ước mơ”. ( ảnh minh họa + chú thích)
Ảnh 6: Các điểm trường cho các em học sinh đi học thường nằm cạnh các sông lớn nên việc đi học của các em gặp nhiều khó khăn.
Ảnh 7: Khảo sát địa điểm xây cầu tại ấp Kinh Ranh, xã Tân Ân Tây.
Ảnh 8: Những cây cầu gỗ do người dân tự xây dựng chỉ đạp ứng được nhu cầu đi lại trong thời gian ngắn vì lượng người lưu thông qua các cây cầu là rất đông nên cầu thường xuyên phải sửa chữa
Một số xã có những nơi đã có cây cầu nhưng nằm trong vùng ngập mặn nên cầu chỉ sử dụng được một thời gian ngắn là hư hỏng, dẫn đến nguy hiểm cho những người lưu thông trên cầu, đặc biệt là những học sinh đi học hàng ngày. Chia sẽ vấn đề khó khăn của bà con, anh Lê Văn Trong, Chủ tịch UBND xã Viên An Đông cho biết: “Cầu Kinh Ranh nằm trên địa bàn xã được xây dựng từ năm 1998, đây là tuyến giao thông chính của xã, nằm cách trung tâm xã 10km nối liền với 3 ấp Đồng Khởi, Kinh Ráng, Nhưng Miên và đường Hồ Chí Minh; hiện tại cầu đã xuống cấp nghiêm trọng; hằng ngày có trên 1000 lượt học sinh và bà con qua lại nên bà con nơi đây rất mong muốn có được một cây cầu mới thuận tiện cho việc đi lại, mua bán, sản xuất và cho con em đi học được an toàn hơn nhưng hiện tại vẫn chưa có kinh phí sửa chữa”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất mức trích chi phí quản lý BHXH, bảo hiểm thất nghiệp tối đa 1,44%
Quỹ 'Vì cuộc sống tươi đẹp' được vinh danh
Quảng Nam – Đà Nẵng: Nguy cơ thiếu nước trong năm 2025 ở mức cao
Đại hội đồng LHQ thông qua 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng
Sun Life nhận giải dịch vụ khách hàng tốt nhất
10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật năm 2024