Tin tức - Sự kiện

Tập đoàn kinh tế nhà nước những mảng “sáng” và “tối”

Chính phủ đã có nhận định về thực trạng của các tập đoàn kinh tế nhà nước: “Hầu hết các tập đoàn kinh tế nhà nước đều kinh doanh có lãi. Tuy nhiên, để đánh giá được chính xác hiệu quả sản xuất - kinh doanh của tập đoàn còn nhiều vấn đề đặt ra”.
Hiện nay chúng ta có 12 tập đoàn kinh tế nhà nước, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố thì các tập đoàn hoạt động hầu hết trong những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, nhưng việc cập nhật, phân tích, đánh giá về kết quả và hiệu quả của tập đoàn kinh tế nhà nước thì vẫn như mò kim đáy bể. Một sự thật rất sáng và cũng rất tối để xây dựng niềm tin của nhân dân và nhà đầu tư với bối cảnh hiện nay.

Sự thật rõ như ban ngày, chỉ cần làm một bài toán thống kê và so sánh, thấy ngay hiệu quả hay không và vì sao có kết quả đó? Cụ thể các Tập đoàn kinh tế nhà nước đều có trong tay những đặc điểm, lợi thế ngẫu nhiên trong canh tranh với các doanh nghiệp khác như về (vốn, tài sản chung,đất đai, tư liệu sản xuất, đặc biệt là thị trường tiêu thụ sản phẩm…..) Mắc mớ gì mà không hiệu quả ? 

Có lẽ do sự phân quyền và trách nhiệm của tập thể (sở hữu chủ), cá nhân người đứng đầu và các vai phụ phải gánh vác phần trách nhiệm nằm ngoài yếu tố kinh doanh sao? Như ngoài hoạt động kinh doanh, các tập đoàn kinh tế nhà nước còn thực hiện các nhiệm vụ chính trị, công ích (như điều tiết, bình ổn giá cả, đảm bảo ổn định nền kinh tế …...). Nhưng cái nhiệm vụ ấy được quy định và tính toán như thế nào, mức chi phí bao nhiêu %, và lợi nhuận có hay không đều không có công thức tính và quy trình trách nhiệm? Dẫn đến nếu vi phạm thì lại có khung hình phạt cho những người có thể đã là anh hùng trong trận tuyến  kinh doanh thì hôm nay lại mắc vào vòng lao lý với tội danh "thiếu trách nhiệm trong quản lý gây hậu quả nghiêm trọng ...VV".

Mặt khác vì lợi thế về nhiều mặt cho nên đã đầu tư ngoài ngành ở thị trường trong nước quá nhiều và do vậy khâu quản lý và quy trình hoạt động lĩnh vực ngoài ngành không chuyên nghiệp gây ra sự chèn ép, bành trướng các khu vực kinh tế khác trong nước, dẫn đến không hiệu quả.

Nhìn tổng thể với tỷ trọng đầu tư ra ngoài ngành, lĩnh vực kinh doanh chính của các tập đoàn so với vốn chủ sở hữu thì có thể khẳng định vẫn trong phạm vi cho phép. Nhưng hầu hết các tập đoàn chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh trái ngành và phi sản xuất do vậy thiếu tính chuyên môn và kém hiệu quả, xét tổng thể vốn đầu tư ngoài ngành chủ yếu là lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, quỹ đầu tư. 

Ví dụ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có tổng đầu tư ngoài ngành là 2.107,254 tỷ đồng, nhưng chỉ có 5 tỷ đồng đầu tư vào các ngành khác, còn lại hơn 2.100 tỷ đồng đầu tư vào bảo hiểm, chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, quỹ đầu tư (chiếm 99,8%). 

Thiết nghĩ xin lãnh đạo các tập đoàn kinh tế nhà nước hãy nhìn lại tổng thể về khả năng tiềm lực và giá trị cạnh tranh”sức khỏe” vốn có của các tập đoàn kinh tế hiện nay có vị trí gì dù "bé nhỏ"  trên thương trường quốc tế hay khu vực chưa?. Nếu đánh giá một cách khách quan và trung thực thì các chuyên gia kinh tế của tờ KTTĐ đã khẳng định chúng ta chưa có được một tập đoàn đúng nghĩa thực của nó trên thương trường kinh doanh quốc tế hiện nay.

Có lẽ vì "một cổ mấy gông" mà không biết "gông" nào cần phải đeo đã làm lên chiến tích cuối cùng là hiệu quả kinh doanh của các tập đoàn là kém không xứng tầm với những gì mà nhà nước giành cho họ với các quyền ưu ái do vậy các tập đoàn kinh tế nhà nước hay bộ chủ quản của họ đều muốn “tháo gông” đã lên tiếng kiến nghị Chính phủ: “Sớm ban hành quy định về chủ sở hữu, về đại diện chủ sở hữu, về cơ chế giám sát, kiểm soát, về chức năng quản lý giữa các bộ, ngành để tránh có quá nhiều chủ sở hữu trong một tập đoàn kinh tế nhà nước như hiện nay” dẫn đến không ai chịu trách nhiệm cả lỗ và lãi cũng không phân định được, gây ảnh hưởng rất lớn đến ổn định và phát triển nền kinh tế vĩ mô. 
 
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với cách tiếp cận căn cứ vào hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu và hiệu quả kinh doanh hiện nay của các tập đoàn kinh tế nhà nước thì có thể thấy rằng EVN đang có nguy cơ rủi ro ở mức cao. Rủi ro ở mức trung bình là các tập đoàn thuộc khối xây dưng và kinh doanh bất động sản. Mức quy định về sự an toàn của hệ số vốn các tập đoàn kinh tế nhà nước là dưới 3 lần, nhưng EVN có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu là 4,25.

Tiếng còi báo động cần cấu trúc lại các tập đoàn kinh tế nói chung và tập đoàn kinh tế nhà nước nói riêng đã kéo dài và ngân xa. Nhưng cụ thể xử lý vấn đề này hoàn toàn không thể theo hướng đơn giản được, nếu cứ giải quyết phần ngọn kiểu bất cập theo nhiệm kỳ bổ nhiệm,theo hướng vướng đâu tháo gỡ đó là không ổn mà phải thực hiện một cách triệt để từ gốc của mọi nguyên nhân.

Trước hết hãy làm cuộc cách mạng giải phẫu để sinh sản ra những tập đoàn dù nhỏ hay lớn nhưng phải được sinh ra đúng theo quy trình, quy luật vốn có của kinh tế xã hội. Cho rằng sinh tự nhiên, hay sinh mổ, sinh non hay sinh đủ ngày đủ tháng thì cũng phải làm bài toán sinh sản ra các tập đoàn và cho họ một định nghĩa họ là ai và họ phải làm gì (quyền và trách nhiệm pháp lý của một thể nhân, cá nhân )trong tập đoàn kinh tế cần được công khai.minh bạch và phải có luật để thực hiện đúng theo luật . Vì vậy cần một khung pháp lý cho các tập đoàn kinh tế  hiện nay.

Theo Tamnhin.net
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo