Thái Bình: Gần 300 học sinh trượt tốt nghiệp THPT
Một câu hỏi đặt ra trong dư luận, tại sao học sinh quê lúa Thái Bình lại bị trượt nhiều như thế? Ngoài trường THPT chuyên của tỉnh đỗ 100% ra, còn hầu hết các trường đều có nhiều học sinh bị trượt tốt nghiệp.
Đặc biệt học sinh khối trường giáo dục thường xuyên là bị trượt nhiều nhất. Tại 2 trường ở thành phố cũng có một năm học kết quả đáng buồn, trường THPT Lê Quý Đôn trượt 17 học sinh, trường THPT Nguyễn Đức Cảnh trượt 6 học sinh.
Để hiểu thật chỉnh chu về lý do đó chúng tôi đã đến nhiều trường trong địa bàn của tỉnh để tìm hiểu, hầu hết chúng tôi đều đồng ý với những ý kiến của các thầy, cô giáo trực tiếp tham gia giảng dậy ôn luyện cho các em.
Năm học 2014 – 2015, Bộ GD&ĐT tổ chức kỳ thi chung (kỳ thi THPT quốc gia) được quy định trong Quy chế thi THPT Quốc gia, ban hành kèm theo Thông tư số 02/2015/TT - BGD ĐT ngày 26/02/2015. UBND tỉnh Thái Bình đã có công văn số 821 ngày 26/03/2015 chỉ đạo Sở GD&ĐT v/v tổ chức kỳ thi THPT quốc gia.
Tuy vậy ngày 01/12/2014. Giám đốc Sở GD&ĐT Thái Bình đã có công văn số 897/SGD ĐT - GDTC yêu cầu các trường đặt sách ôn thi tập hợp số liệu gửi về Sở chậm nhất ngày 15/12/2014.
Bộ sách này, Sở GD&ĐT Thái Bình – với vị trí là đơn vị phát hành cho NXB ĐHSP. Đây là NXB không trực thuộc Bộ GD&ĐT, nên chắc chắn nội dung sách chưa hẳn đã theo sự chỉ đạo của Bộ.
Trong kỳ II của năm học 2014-2015 Bộ GD&ĐT cũng có công văn số 1184/BGD ĐT - KTKĐCLGD ngày 13/03/2015 do Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển ký với nội dung các bộ sách ôn thi của Nhà XBĐHSP là không phải do Bộ GD&ĐT biên soạn.
Nội dung không phù hợp yêu cầu đề thi trong kỳ thi THPT Quốc gia do Bộ tổ chức và sẽ xem xét xử lý, nếu có sai phạm trong việc này. Khỉ tiếp xúc với ông Trưởng phòng trung học phổ thông, trưa ngày 02 tháng 06 năm 2015 tại phòng làm việc của ông, chúng tôi được ông cho biết đây là trách nhiệm của phòng phổ thông phải giới thiệu về bộ sách ôn thi này, còn phòng chúng tôi không làm công việc phát hành.
Vậy, vấn đề phòng THPT Sở GD&ĐT Thái Bình giới thiệu bộ sách không nằm trong hướng dẫn ôn thi của Bộ GD&ĐT đã gây biết bao tư tưởng hoang mang cho các em trong năm cuối cấp, đã gây nên sự bất bình của các thầy, cô giáo người trực tiếp cùng các em học sinh ngày đêm ôn luyện, họ mong cho các em học sinh của tỉnh Thái Bình đạt kết quả cao trong kỳ thi Quốc gia đầu tiên mà Bộ GD& ĐT tổ chức hai trong một.
Hơn thế, đã làm cho biết bao nhiêu gia đình nông dân chăt chiu từng đồng cho con mua tập tài liệu không có giá trị chính thống trong những ngày cuối cấp. Vậy, việc giới thiệu đó đúng hay sai? Khi được hỏi về việc đã có bao nhiêu học sinh và nhà giáo mua bộ tàỉ liệu này thì ông Nguyễn Văn Đầm đỏ mặt to tiếng rằng “Tôi đã tiếp hàng trăm, hàng nghìn Nhà báo” tôi không hiểu ông trưởng phòng có hàm ý gì.
Trở lại công văn số 897/ SGDDT- GDTC về việc giới thiệu bộ sách: Hướng dẫn ôn luyện thi THPT quốc gia do Đ/c Đặng Phương Bắc Giám đốc ký, chúng tôi thấy một vài bất cập sau: Theo công văn có ghi thực hiện Quyết định số 3538/QĐ- BGDĐT ngày 09/9/2014 do Đ/c Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển ký thay Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, thì đây chỉ là Quyết định phê duyệt phương án thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng từ năm 2015, chứ Quyết định này không hề đề cập đến việc phát hành bộ sách ôn thi tốt nghiệp của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
Vấn đề mà ông trưởng phòng THPT Nguyễn Văn Đầm đỏ mặt to tiếng với Nhà báo tại phòng làm việc của ông là “Phòng THPT không phát hành bộ sách ấy mà chỉ giới thiệu thôi”, thì tại sao trong công văn do ông ký nháy nguyên văn như sau (Các đơn vị đăng ký số lượng, tên sách gửi về phòng GDTrH, Đ/c Hà Kim Hùng theo hungdtcttb@gmail.com ĐT 0912027819) chậm nhất vào ngày 15 tháng 12 năm 2014 để Sở GD&ĐT đăng ký với NXB chuyển sách về).
Như vậy, các trường cần mua phải về phòng GDTrH thuộc Sở GD Thái Bình? Và như thế nếu ông Trưởng phòng nói chúng tôi không làm công tác phát hành, thì có phải đây là hiện tượng môi giới phát hành? Và các cơ quan quản lý giáo dục có được phép chỉ đạo phát hành hay trực tiếp phát hành không?
Còn công văn phát hành của Sở do GĐ Đặng Phương Bẳc ký, dư luận đang bàn về những sai phạm sau:
1. Phát hành bộ sách không theo sự chỉ đạo của Bộ GD & ĐT cho HS ôn thi làm thất thoát tiền của nhân dân, gây hoang mang cho học sinh.
2. Thất thu thuế của NSNN.
3. Vi phạm nội dung công văn số 68/BGD ĐT - GDTrH do Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển ký ngày 07/01/2014 v/v chấn chỉnh lạm dụng hồ sơ, sổ sách trong nhà trường, có ghi rõ: “Các cơ quan quản lý giáo dục không được chỉ đạo phát hành, hoặc trực tiếp phát hành tới các nhà trường các loại hồ sơ, sổ sách tài liệu...”.
4. Vi phạm quyết định số 2814/QĐ - UBND của UBND Tỉnh Thái Bình do Chủ tịch Phạm Văn Sinh ký ngày 16/12/2013 v/v quy định các khoản thu, mức thu và quản lý sử dụng trong các cơ sở giáo dục công lập.
5. Vi phạm công văn số 1184/BGD ĐT - KTKĐCLGD ngày 13/03/2015 do Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển ký. Bộ sách trên sai về chỉ đạo của Bộ “Yêu cầu các cơ sở GD không được tổ chức phát hành các tài liệu tham khảo nói chung và bộ sách hướng dẫn ôn tập nói riêng. Việc mua tài liệu tham khảo trong quá trình học tập, ôn tập là hoàn toàn tự nguyện, không được bắt buộc dưới bất kỳ hình thức nào”.
Như vậy do động cơ gì? mà Sở GD&ĐT có công văn chỉ đạo bán đáp án ôn tập quá nhanh như vậy. Kể cả khi có công văn của Bộ, của Tỉnh, thì Sở GD&ĐT cũng không có quyết định thu hồi đáp án để rồi gần 300 em học sinh bị trượt tốt nghiệp.
Về kinh tế: Việc phát hành sách không qua đơn vị phát hành vô hình dung làm thất thu thuế cho NSNN. Làm phép tính học sinh K12 trên địa bàn tỉnh khoảng gần 20.000 HS, mỗi em mua tối thiểu bắt buộc là 04 cuốn, doanh thu bán sách: 20.000 X 4 X 29.500đ/c = 2.360.000.000 đồng.
Nếu tính theo phí (hoa hồng) bán bộ sách này của NXBGD cho các địa phương (được thể hiện trên hóa đơn tài chính) là 45% (NXBGD là đơn vị từ trước đến nay trừ phí thấp nhất trong các NXB do NXBGD là đơn vị trực thuộc Bộ GD&ĐT và sách của NXBGD đều là sách uy tín, chất lượng và đã có thương hiệu) thì tổng hoa hồng là 1.062.000.000 đồng sau khi trừ các chi phí, không biết Phòng THPT đã làm gì số tiền này khi không nộp thuế cho NSNN?.
Về giá trị tư tưởng: Các học sinh của quê lúa, sau 12 năm đèn sách đến những ngày cuối cấp bị tiếp thị một bộ sách ôn thi không nằm trong hệ thống quản lý giáo dục, sẽ còn tin tưởng vào ai, sẽ còn đủ cam đảm để bước tiếp hành trang vào đời của mình nữa không.
Và đúng như vậy tất cả học sinh đã dùng bộ sách ngoài luồng này để ôn luyện , đấy chính là một góc nhìn khác về kỳ thi tốt nghiệp năm 2014 - 2015của nghành GD tỉnh Thái Bình.
Chính vì thế đã dẫn đến gần 300 học sinh trượt tốt nghiệp THPT, và những em thi đỗ tốt nghiệp cũng ảnh hưởng nhiều đến kết quả trúng tuyển vào đại học, cao đẳng của mình. Vì đây là kỳ thi hai trong một, vậy trách nhiệm này thuộc về ai?.
Theo nhận xét của chúng tôi, từng nhà trên cả nước đang chăm lo cho con em mình từng ngày hướng tới sự tốt đẹp nhất của tuổi trẻ, trên nhiều lĩnh vực, thì ở Thái Bình ông trưởng phòng trung học phổ thông Nguyễn Văn Đầm tiện bút ghi vào tờ công văn giới thiệu bộ sách: Hướng dẫn ôn luyện thi THPT quốc gia”, mang mã số 987, đã làm cho biết bao nhiêu các cậu tú, cô tú ôm một nỗi buồn để đời “ Học sinh trượt tốt nghiệp THPT ”. Trách nhiệm này thuộc về ai?.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ LĐ-TB&XH sẽ rà soát, đề xuất Chính phủ mức tăng lương tối thiểu vùng phù hợp
Đà Nẵng: Cuộc thi ‘Hồn phố’ thu hút giới trẻ
Giáo dục tiếng Hàn trong bối cảnh xã hội siêu kết nối
Năm 2025, EVNCPC xây thêm 70 nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên
Năm 2025, phấn đấu nâng hạng ga quốc nội sân bay Đà Nẵng chuẩn 4 sao Skytrax
Nâng cao nhận thức về mối đe doạ của kháng thuốc