Tham nhũng trong giáo dục: Ai là thủ phạm?
Tham nhũng trong giáo dục đang phổ biến
Tại cuộc đối thoại về phòng, chống tham nhũng được tổ chức cuối năm 2011, các chuyên gia đã gọi tham nhũng trong giáo dục là "tham nhũng vặt". Tuy nhiên, trên thực tế đây là loại tham nhũng đặc biệt vì dù thiệt hại vật chất không lớn nhưng thiệt hại vô hình thì khó có thể xác định.
Theo Bộ Giáo dục & Đào tạo, tham nhũng giáo dục được “nhận diện” nổi cộm ở 9 khía cạnh: Chạy trường; chạy điểm; dạy thêm học thêm; lạm thu phí giáo dục; độc quyền sản xuất sách giáo khoa; tham nhũng trong tuyển dụng đề bạt, luân chuyển giáo viên; rút ruột các công trình xây dựng; xà xẻo khi mua thiết bị dạy học và xà xẻo các kinh phí dự án giáo dục.
Trong đó, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, dạy thêm học thêm và tình trạng chạy điểm, chạy trường được coi là hình thức tham nhũng biến tướng được nhiều phụ huynh “ủng hộ” nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến hình ảnh của người thầy.
Điều này cũng trùng với quan điểm mà Tiến sĩ Bùi Trân Phương, Hiệu trưởng Đại học Hoa Sen đã từng nhận định, nạn chạy trường, chạy lớp, học thêm, xin điểm, mua đề thi... là vấn nạn cực kỳ quan trọng bởi lẽ mức độ phổ biến rộng lớn và đã trở nên đại chúng.
Mặc dù nhiều năm qua, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã có những động thái “tuyên chiến” với những hình thức tham nhũng trong giáo dục nhưng chưa có chuyển biến một phần do các cơ sở chỉ thực hiện mang tính hình thức, mặt khác, mức lương quá thấp khiến giáo viên không yên tâm với nghề.
“Người hùng thầm lặng” trong chống tham nhũng
Theo Giáo sư Stephen P.Heyneman, trong bối cảnh mà tham nhũng đã trở thành chuyện phổ biến, thì không còn ai quan tâm người chống tham nhũng nữa. Nhưng sẽ vẫn có những giảng viên “chống lại” điều này, ngay cả trong môi trường tha hóa nhất. Họ vẫn coi trọng chuẩn mực nghề nghiệp chung, trong đó bao gồm lời hứa sẽ đối xử với sinh viên công bằng như nhau.
Nói theo cách đơn giản và ý nghĩa, các giảng viên này, những người dường như trở nên đơn độc trong trường của họ, lại đang đóng vai như những “người hùng thầm lặng”. Họ bảo vệ những nguyên tắc của họ, mà không cần hỗ trợ về luật pháp, quản lý, và cũng không nhằm nhu cầu nhận phần thường, và được ghi nhận.
Để tìm kiếm những “người hùng thầm lặng” trong chống tham nhũng, Giáo sư Stephen P.Heyneman gợi ý việc ban hành chuẩn mực hành vi đối với giảng viên, các nhà quản lý, sinh viên. Quan trọng chuẩn mực này phải được tuyên thệ công khai trên các trang web của trường và trong các báo cáo công khai hàng năm.
Bên cạnh đó, Giáo sư Stephen P.Heyneman cũng dẫn chứng việc nhiều nước đang cố gắng tạo ra các bằng cấp đại học tương đương nhau cũng như thúc đẩy việc trao đổi tín chỉ. Khó có thể hình dung ra việc một trường đại học có tiếng tăm trong khối EU lại đồng ý chấp nhận tương đương bằng cấp với một trường đại học khác đang có nhiều vấn đề về tham nhũng.
Mặt khác, Hệ thống kiểm định chất lượng châu Âu hoặc các hệ thống khác sẽ cần bổ sung minh chứng về việc chống tham nhũng như là một tiêu chí để tham gia vào quá trình kiểm định trong toàn châu Âu. Vì thế, bản chất của quá trình này sẽ được sử dụng như một công cụ để làm trong sạch hệ thống giáo dục đại học.
Một cách khác, liên quan đến các tổ chức đầu tư cho giáo dục đại học. Các đơn vị này cần phải cân nhắc lại những đầu tư của mình cho những hệ thống tồn tại tham nhũng cao. Tuy nhiên, để sự can thiệp về mặt chính sách có hiệu quả, thì cần phải có đầy đủ thông tin và chi phí.
Việc điều tra thường xuyên với sinh viên và giảng viên là hữu ích. Một điều tra ở một trường đại học ở 2 thời điểm khác nhau cũng cho thấy những tín hiệu khả quan đối với vấn đề tham nhũng. Điều này cũng chỉ ra rằng khi tính minh bạch và đạo đức nghề nghiệp trở thành phổ biến thì tỷ lệ tham nhũng cũng giảm theo.
Theo GDVN
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hủ tục lạnh người, 'chôn sống' cha mẹ già khi ngoài 60 tuổi: Con cái xây mộ sẵn, mỗi ngày đi đưa cơm mang một viên gạch để lấp
CLIP: Cuộc "tử chiến" kịch tính giữa chó ngao và gấu đen, kết cục đầy bất ngờ
Cây gỗ quý 4.300 năm tuổi dài 11m từng bị sét đánh được gia chủ bán 2 căn nhà để lấy, thương gia trả hơn 870 tỷ cũng không bán
Con người bắt đầu biết nấu ăn từ khi nào?
Ngôi làng sở hữu 30 cây gỗ quý nhất Việt Nam: Rộng 1000m2, được bảo vệ bởi một hủ tục tâm linh
Ngôi nhà cổ đẹp nhất quận 9 bên trong toàn gỗ quý, ẩn giấu bí ẩn đến nay chưa có lời giải