Tin tức - Sự kiện

Thế giới và những mối đe dọa lớn nhất năm 2014

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đóng vai trò là cầu nối giữa các quốc gia đặc biệt trong những giai đoạn khủng hoảng như hiện nay. Tại đây, các quốc gia cùng phác thảo những mối đe dọa mà thế giới sẽ phải đối mặt và đưa ra các biện pháp đối phó. Năm nay, mối đe dọa của khủng hoảng tài khóa được đặt lên hàng đầu. Ngoài ra, các mối đe dọa khác có quan hệ mật thiết tới những bất ổn chính trị và xã hội hiện nay.
  • <p style="text-align: justify;"><strong>10. Bất ổn xã hội và chính trị sâu sắc</strong></p>  <p style="text-align: justify;">Bất ổn xã hội về bản chất có liên quan mật thiết tới khủng hoảng lương thực, sự lan tràn bệnh dịch, những gánh nặng do các căn bệnh kinh niên, chênh lệch thu nhập và đô thị hóa tràn làn.</p>  <p style="text-align: justify;">Những mối quan tâm tới chính trị bao gồm sự gia tăng tham nhũng hay sụp đổ của các chính phủ, đặc biệt là tại các quốc gia có vị trí địa chính trị quan trọng. Ngoài ra, thế giới hiện đang phải đối mặt với các loại tội phạm có tổ chức cao và xung đột quốc gia đang gia tăng.</p>
  • <p style="text-align: justify;"><strong>9. Sự thất bại của các thể chế tài chính lớn </strong></p>  <p style="text-align: justify;">Chỉ hơn 5 năm trôi qua kể từ sau sự sụp đổ của Lehman Brothers, ngân hàng lớn đầu tư lớn thứ tư tại Mỹ và là một trong những công ty dịch vụ hàng đầu thế giới tại thời điểm đó. Sự sụp đổ này được coi là sự khởi đầu của một cuộc khủng hoảng tài chính trên phạm vi toàn thế giới với những hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là Mỹ và châu Âu.</p>  <p style="text-align: justify;">Các hệ thống tài chính đều có mỗi quan hệ mật thiết với nhau và phát triển trong một môi trường nhạy cảm. Do đó, các hệ thống này phải cùng hợp tác để ngăn chặn một thảm họa tương tự khác xảy ra trong tương lai.</p>
  • <p style="text-align: justify;"><strong>8. Khủng hoảng lương thực </strong></p>  <p style="text-align: justify;">Khủng hoảng lương thực không chỉ là vấn đề của riêng châu Phi, mà ở khắp nơi trên thế giới như Đông Âu, Ấn Độ, Nam Phi, vùng Caribean… Thậm chí những quốc gia phát triển như Mỹ cũng có tỷ lệ thiếu lương thực cao. Theo ước tính, cứ 1 trong 6 người ở Mỹ hiện đang phải trải qua tình trạng thiếu lương thực.</p>
  • <p style="text-align: justify;"><strong>7. Sự thất bại của các chính phủ</strong></p>  <p style="text-align: justify;">Sự thất bại của các chính phủ có thể dẫn tới các cuộc nổi dậy, tình trạng hỗn loạn, những bất ổn trong nước, khu vực và quốc tế. Những vụ biểu tình liên tiếp tại Thái Lan, tình trạng khủng bố ở Syria và Trung Đông, Chính phủ Mỹ đóng cửa là một trong số những ví dụ cho sự thất bại và quản lý yếu kém của các chính phủ trong thời gian qua.</p>  <p style="text-align: justify;">Những hạn chế của các chính phủ là một trong những mối đe dọa toàn cầu và được WEF ưu tiên giải quyết trong các chương trình nghị sự năm 2014.</p>
  • <p style="text-align: justify;"><strong>6. Tác động rõ ràng hơn của các hiện tượng thời tiết cực đoan </strong></p>  <p style="text-align: justify;">Sự quá tải dân số, lạm dụng các nhiên liệu hóa thạch, quá trình đổi mới trong công nghiệp và công nghệ là một phần nguyên nhân gây ra sự biến đổi khí hậu toàn cầu.</p>  <p style="text-align: justify;">Năm 2013 thế giới chứng kiến siêu bão Haiyan đổ bộ vào Phillipines đã khiến 13 triệu người bị ảnh hưởng, trong đó có 4.200 người thiệt mạng (theo ước tính của Liên Hiệp Quốc).</p>  <p style="text-align: justify;">Sự gia tăng cường độ các hiện tượng thời tiết cực đoan như nhiệt độ không khí bất thường, lũ lụt, cháy rừng sẽ tiếp tục là vấn đề mà các chính phủ cần giải quyết trong năm 2014.</p>
  • <p style="text-align: justify;"><strong>5. Thất bại trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu </strong></p>  <p style="text-align: justify;">Mặc dù các chính phủ và các tập đoàn lớn đã được kêu gọi đẩy nhanh các biện pháp làm giảm sự phát thải khí nhà kính, song tốc độ của quá trình biến đổi khí hậu vẫn không ngừng gia tăng. Những hậu quả khôn lường cũng được dự báo sẽ diễn ra theo cấp số nhân trong thời gian tới.</p>
  • <p style="text-align: justify;"><strong>4. Chênh lệch thu nhập nghiêm trọng </strong></p>  <p style="text-align: justify;">Chênh lệch giàu nghèo hiện là vấn đề mà các quốc gia đang phải đối mặt, thậm chí là tại các quốc gia phát triển nhất.</p>  <p style="text-align: justify;">Sự chênh lệch thu nhập đang tạo nên những căng thẳng, gây nên tình trạng bất ổn nghiêm trọng và gia tăng chu kì nghèo đói.</p>  <p style="text-align: justify;">Tình trạng phân cực thu nhập diễn ra rõ ràng nhất tại các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển do quá trình toàn cầu hóa mang lại nhiều cơ hội phát triển hơn cho người giàu. Trong khi đó, tầng lớp nghèo đói lại không hệ nhận được bất kì lợi ích nào từ những ưu tiên phát triển kinh tế.</p>
  • <p style="text-align: justify;"><strong>3. Khủng hoảng nguồn nước</strong></p>  <p style="text-align: justify;">Những nhân tố như tăng trưởng dân số quá nhanh, sự cạnh tranh khốc liệt để tiếp cận với nguồn nước hiện nay là một trong số những nguyên nhân làm gia tăng khủng hoảng nguồn nước.</p>  <p style="text-align: justify;">Thêm vào đó, các nguồn nước sạch hiện đang bị ô nhiễm trầm trọng do vô số các chất thải công nghiệp và sinh hoạt.</p>  <p style="text-align: justify;">Với tốc độ này, nước sạch có thể trở thành “mặt hàng phân phối độc quyền” tại các quốc gia nghèo đói nếu các chính phủ không can thiệp quyết liệt hơn để giải quyết vấn đề này. </p>
  • <p style="text-align: justify;"><strong>2. Tình trạng thiếu việc làm/ thất nghiệp cao</strong></p>  <p style="text-align: justify;">Khi khủng hoảng tài chính xảy ra, hệ quả đầu tiên có thể thấy là tỷ lệ thất nghiệp gia tăng khi các cá nhân và công ty đều phải cắt giảm chi tiêu.</p>  <p style="text-align: justify;">Đối tượng đầu tiên bị ảnh hưởng là lao động trẻ và thiểu số, chiếm khoảng 50% trong tổng số lao động thất nghiệp hiện nay. Những lao động chân tay cũng là đối tượng dễ bị tổn thương bởi suy thoái kinh tế.</p>
  • <p style="text-align: justify;"><strong>1. Khủng hoảng tài khóa tại các quốc gia lớn</strong></p>  <p style="text-align: justify;">Những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ năm 2008 vẫn chưa chấm dứt mặc dù các thể chế lớn, thậm chí các chính phủ, đã đưa ra các kế hoạch cứu trợ. </p>  <p style="text-align: justify;">Các nền kinh tế lớn hiện đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ của bất ổn tài khóa. Chỉ cần một cuộc khủng hoảng tài khóa tại một nền kinh tế lớn xảy ra, toàn bộ nền kinh tế thế giới sẽ phải chịu những tác động tiêu cực khôn lường.</p>
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo