Thể thao

Chuyển nhượng tại Man United: Nhanh cũng 'chết', chậm thì bị 'chửi'

Man City đã có được Erling Haaland ngay trong những ngày đầu thị trường chuyển nhượng (TTCN) mở cửa. Liverpool thì mau mắn lập kỷ lục chuyển nhượng với Darwin Nunez. Lật lại quá khứ, những đội bóng nhanh tay trong phiên chợ mùa Hè cũng thường có một mùa giải thành công. Trừ Man United.

Liverpool bán Mane, lời cảnh báo cho thái độ vùng vằng của Salah / Romelu Lukaku bị đẩy khỏi Chelsea

Chuyển nhượng tại Man United: Nhanh cũng 'chết', chậm thì bị 'chửi'

Nhìn lại 10 mùa giải gần nhất của Premier League, hầu hết những đội bóng vô địch đều hoàn tất những vụ chuyển nhượng quan trọng từ khá sớm. Điều đó đã diễn ra với Man City, Liverpool, Chelsea và thậm chí cả Leicester. Tuy nhiên, nó lại không đúng tại sân Old Trafford, nơi mọi chuyện không tuân theo một quy tắc nào cả.

Trước mùa giải đầu tiên với HLV Jose Mourinho, M.U từng nhanh chóng đưa về ba tân binh ngay trong tuần đầu của tháng 7/2016. Sự xuất hiện của bộ ba trị giá 72 triệu bảng gồm Henrikh Mkhitaryan, Eric Bailly và Zlatan Ibrahimovic khi ấy đã mang theo nhiều kỳ vọng của các CĐV Quỷ đỏ về một cuộc cách mạng. Việc họ kích hoạt “quả bom” 94,5 triệu bảng với Paul Pogba đúng 1 tuần trước khi mùa giải khởi tranh càng khiến niềm tin được nhân lên gấp bội.

Đội bóng của Mourinho cũng đã có một khởi đầu hoàn hảo, khi toàn thắng 3 vòng đầu ở giải Ngoại hạng Anh. Nhưng sau đó, mọi chuyện bắt đầu đi chệch khỏi quỹ đạo. Họ chỉ giành được 2 chiến thắng ở 11 vòng tiếp theo và chung cuộc, xếp thứ 6 ở mùa 2016/17. Đây rõ ràng là kết quả không thể chấp nhận được, sau một mùa Hè mà M.U đã lên kế hoạch chuyển nhượng từ rất sớm.

Tân HLV Ten Hag cần có một triết lý và kế hoạch dài hạn thay vì mau chóng nhét thêm những cái tên vào đội hình

Tân HLV Ten Hag cần có một triết lý và kế hoạch dài hạn thay vì mau chóng nhét thêm những cái tên vào đội hình

Vấn đề của M.U, vì thế không phải là mua nhanh hay chậm. Vì dù sớm hoàn thành kế hoạch chuyển nhượng, Quỷ đỏ vẫn có thể thất bại như những gì diễn ra ở mùa giải cách đây 6 năm. Còn nếu chậm chạp trong việc mua sắm như hiện tại, họ lại phải hứng chịu những lời chỉ trích.

Tháng trước, Sadio Mane từng thừa nhận trên tờ Telegraph là mình đã ở rất gần M.U hồi mùa Hè năm 2016, nhưng cuối cùng anh lại chọn Liverpool. Tiền đạo người Senegal cho biết: “Tôi đã thực sự ở rất gần Man United. Chúng tôi đã đạt được thỏa thuận nhưng cuối cùng, tôi tự nhủ rằng mình muốn đến Liverpool”. Nguyên nhân, như Mane kể lại là vì anh bị thuyết phục bởi kế hoạch của HLV Juergen Klopp.

Chiến lược gia người Đức nói về “một dự án lớn” tại Anfield, và muốn Mane “trở thành một phần của nó”. Cuộc trò chuyện ấy đã khiến tiền đạo người Senegal đổi ý dù ở mùa giải 2015/16 vừa kết thúc, M.U còn đứng cao hơn Liverpool 3 bậc trên BXH. Và rõ ràng, Mane đã đúng khi giành được tất cả trong màu áo đội bóng vùng Merseyside. Vì thế, việc mà HLV Erik ten Hag cần làm hiện tại là cần chứng tỏ rằng mình có một triết lý và kế hoạch dài hạn, thay vì mau chóng nhét thêm những cái tên vào đội hình vốn đã như món “lẩu thập cẩm” của Quỷ đỏ.

M.U nâng giá hỏi mua Frenkie de Jong

Theo tờ Manchester Evening News, Man United sẽ nâng mức giá hỏi mua Frenkie de Jong, sau khi đề nghị đầu tiên 51,64 triệu bảng (60 triệu euro) bị Barca từ chối. Tờ báo này không tiết lộ cái giá mới nhất mà Quỷ đỏ gửi tới sân Camp Nou, nhưng chắc chắn nó sẽ không thấp hơn số tiền mà đội bóng xứ Catalunya từng chi ra để mua tiền vệ này từ Ajax (65 triệu bảng) 3 năm trước.

 

Clip các bàn thắng đẹp
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm