Nhập tịch cầu thủ ngoại, Malaysia và Indonesia có mạnh hơn đội tuyển Việt Nam?
Thầy Park đấu trí với những HLV từng cầm quân ở VCK World Cup / Cầu thủ Việt kiều gốc Bulgaria muốn khoác áo đội tuyển Việt Nam
Hiện ở Đông Nam Á, có 2 quan điểm rõ rệt và khác biệt hẳn nhau về định hướng phát triển đội tuyển quốc gia. Đội tuyển Việt Nam và đội tuyển Thái Lan chủ trương phát triển dựa trên nguồn cầu thủ được đào tạo tại chỗ, cộng với những cầu thủ đến từ nhóm những kiều bào đang sinh sống và trưởng thành từ các nền bóng đá mạnh hơn ở nước ngoài.
Trong khi đó, Indonesia, Malaysia và Philippines chủ trương xây dựng đội tuyển dựa trên những cầu thủ gốc ngoại, với đội hình đội tuyển quốc gia liên tục thay đổi qua từng giải đấu.
Philippines thì không cần phải bàn cãi, bởi người dân ở đảo quốc này không mê bóng đá, nên việc Philippines hướng đến chuyện sử dụng cầu thủ gốc ngoại là đương nhiên, bởi nếu không làm vậy, họ sẽ không có người để khoác áo đội tuyển quốc gia.
Indonesia và Malaysia khác hẳn, đây là các quốc gia yêu chuộng bóng đá đến cuồng nhiệt. Nhưng dạo gần đây, những thất bại liên tiếp trước Thái Lan và sau này là trước bóng đá Việt Nam, khiến cho đội bóng xứ vạn đảo và đội bóng xứ Mã ồ ạt sử dụng cầu thủ gốc ngoại, hòng “lột xác”.
Đội tuyển Malaysia sẽ có ít nhất 3 cầu thủ gốc châu Âu và châu Phi, tham dự vòng loại World Cup 2022 – khu vực châu Á. Họ chuẩn bị có thêm nhân vật thứ 4 đến từ… Đức, nếu như đội tuyển quốc gia có yêu cầu.
Trong khi đó, Indonesia chuộng cầu thủ gốc Hà Lan và gốc Brazil. Đội bóng xứ vạn đảo hiện đã có tiền đạo Irfan Bachdim sinh ra tại Amsterdam (Hà Lan), có tiền đạo Alberto Golcaves là người gốc Brazil, và có thêm tiền vệ Stefano Lilipaly cũng là một người gốc Hà Lan. Sắp tới, Indonesia còn sử dụng trung vệ Otavio Dutra cũng là một người gốc Brazil.
Nhưng Indonesia có mạnh hơn hẳn như sự xuất hiện của các cầu thủ này, hoặc đơn giản là có mạnh hơn các đội tuyển dẫn đầu Đông Nam Á như Việt Nam hay Thái Lan hay không lại là chuyện khác.
Giống như hầu hết các cầu thủ nhập tịch khác, quyết định chơi bóng cho các đội tuyển tại Đông Nam Á, những cầu thủ nhập tịch của Indonesia đã quá lớn tuổi, không còn ở đỉnh cao phong độ, đồng thời không phải là những người thích hợp cho việc phát triển lâu dài.
Trung vệ Otavio Dutra của đội bóng xứ vạn đảo đã 36 tuổi, trong khi tiền đạo Alberto Golcaves đã… 38 tuổi. Tuổi tác sẽ là trở ngại cho họ, trong việc duy trì phong độ cao suốt hành trình vòng loại World Cup kéo dài.
Trong khi đó, trường hợp của các cầu thủ nhập tịch đang khoác áo đội tuyển Malaysia hơi khác. Họ không phải là những cầu thủ có đẳng cấp quá cao nơi quê nhà, hầu hết đều đang thi đấu tại giải quốc nội của Malaysia và trình độ không quá cách biệt so với những cầu thủ thuần nội (nếu có trình độ cao, khả năng họ đã không rời cố hương để đầu quân cho đội tuyển quốc gia của nước khác).
Thành ra, ngay cả khi ồ ạt sử dụng cầu thủ nhập tịch, cả Indonesia và Malaysia vẫn chưa chắc mạnh hơn đội tuyển Việt Nam và Thái Lan. Ngược lại, việc họ sử dụng nhiều cầu thủ nhập tịch chỉ phản ánh thêm rằng thượng tầng của các nền bóng đá này vẫn chưa thoát khỏi bất ổn, thiếu định hướng có chiều sâu mà chỉ mãi chạy theo thành tích nhất thời.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Man United chốt phương án thanh lý Zirkzee, Danny Welbeck trên đường trở lại Old Trafford?
Sao Bayern vung tiền mua… máy bay tặng vợ
Đối thủ ĐT Việt Nam có biến lớn, HLV Kim Sang Sik tự tin chinh phục AFF Cup 2024
Đặng Văn Lâm mất điểm với HLV Kim Sang-sik, ĐT Việt Nam có biến động lớn trước AFF Cup 2024
Trụ cột ĐT Việt Nam gây thất vọng, HLV Kim Sang Sik nhận 'báo động đỏ' trước thềm AFF Cup 2024