Thị trường bán lẻ được mất gì khi Việt Nam gia nhập TPP?
Câu chuyện Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang “nóng” lên từng ngày khi các nước đang tham gia đàm phán để đi đến một thỏa thuận. Ngày 12/5 vừa qua, 12 nước đã có cuộc họp tại Tp.HCM và hiện đang diễn ra cuộc họp cấp bộ trưởng tại Singapore diễn ra trong 2 ngày 19 và 20/5.
Hiện TPP đang bước vào vòng đàm phán được cho là hóc búa nhất liên quan đến nông sản, thương mại, đầu tư, thuế suất, cải cách DN nhà nước,…TPP gồm 12 nền kinh tế chiếm tới gần 40% GDP thế giới, với sự có mặt của một số cường quốc về kinh tế như Mỹ, Nhật…
Trong 12 nước tham gia TPP, Việt Nam ở mức độ phát triển thấp nhất nhưng là nước được đánh giá là sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ TPP. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nhiều chuyên gia đánh giá khi tham gia TPP Việt Nam sẽ phải đối diện nhiều thách thức. Đầu tiên, phải kể tới là tính cạnh tranh bình đẳng và khốc liệt hơn khi thuế nhập khẩu về 0%. Sức ép này sẽ đến chủ yếu với các nước chưa có FTA như Việt Nam. Từ đó, dẫn đến thất thu ngân sách do thuế nhập khẩu giảm cũng là một thách thức lớn. Ngoài ra, việc tái cơ cấu DNNN cũng là một thách thức lớn khi gia nhập TPP.
Với câu chuyện của bán lẻ, việc mở của thương mại dịch vụ đầu tư sẽ tạo nên một sức ép cạnh tranh rất lớn đối với các DN Việt. Ở Việt Nam, bán lẻ đang được cho là ngành tiềm năng nhất với dân số trẻ, hơn thế nữa, số lượng kênh bán lẻ hiện đại chỉ chiếm 20% thị phần. Đây cũng là lý do khiến các nhà đầu tư bán lẻ và các nhà bán lẻ tham gia kinh doanh trực tiếp đổ bộ vào thị trường Việt Nam.
Không phải ngẫu nhiên A.T Kearney lại xếp bán lẻ Việt Nam luôn lọt vào TOP 30 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất toàn cầu, thậm chí 2008 còn đứng ở vị trí số 1. Với sức hấp dẫn trên, rất nhiều đại gia trong nước lẫn nước ngoài đổ bộ đầu tư vào phát triển mặt bằng bán lẻ tại các TP lớn. Trong đó, Tập đoàn Vingroup đang cho thấy là nhà phát triển hàng đầu tại Việt Nam với tổng số sàn bán lẻ hiện nay tập đoàn này phát triển khoảng 600.000m2, và những năm tới dự kiến phát triển thêm khoảng 500.000m2 nữa chủ yếu ở Hà Nội và Tp.HCM.
Ngoài ra, nhiều nhà phát triển bán lẻ khác cũng đang đổ bộ vào thị trường này như Saigon Coop thành lập CoopXtraplus dự kiến phát triển 20 TTTM từ nay đến 2020, Ocean Group đến 2015 dự kiến phát triển 70-80 TTTM; Các nhà đầu tư quốc tế cũng đang sục sôi tham gia như Lotte Group dự định đầu tư 60 siêu thị và TTTM trong vài năm tới hay Aoen đang hợp tác với Him Lam…
Trong một chuyến làm việc mới đây của Mark Burlton – Giám Đốc Toàn Cầu Dịch vụ Tư vấn Cho thuê Mặt bằng Bán lẻ, Cushman & Wakefield, nhận định một điều quan trọng nên lưu ý là khi VN chính thức tham gia TPP thì các nhà bán lẻ nước ngoài cũng không thể ngay lập tức tiếp cận và làm thay đổi toàn bộ cục diện. Nhưng, với nhà đầu tư nước ngoài họ sẽ tăng dần mối quan tâm. Việt Nam sẽ dần có trải nghiệm sự thay đổi là tích cực hay tiêu cực.
Mark Burlton cũng lưu ý rằng cơ hội luôn dành cho người tiên phong, nhưng với nhà bán lẻ trong nước cũng cần phải nâng cao tính cạnh tranh bằng việc nâng cao chất lương sản phẩm, dịch vụ bởi người dân sẽ được tiếp cận với hàng loạt nhãn hàng quốc tế khi TPP có hiệu lực.
Còn theo nhận xét của bà Lê Kim Hoa, Giám đốc tư vấn bán lẻ của Cushman & Wakefield Việt Nam, trường hợp WTO qua 6 năm nay Việt Nam không có quá nhiều thay đổi một cách đột ngột. Lý do là các nhà đầu tư bán lẻ phải tuân thủ những quy tắc kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT).
Tuy nhiên, bà Hoa kỳ vọng sang năm sau, thị trường Việt Nam sẽ mở cửa 100% cho FDI và khi đó các nhà bán lẻ nước ngoài sẽ có điều kiện để đầu tư, kinh doanh trực tiếp tại Việt Nam.
Với tiềm năng lớn về dân số trẻ, nhu cầu tiêu dùng cao, Việt Nam đang hấp dẫn nhiều hãng bán lẻ lớn toàn cầu, đặc biệt là lĩnh vực F&B.
“F&B ngày càng được ưa chuộng trên toàn thế giới chứ không chỉ riêng tại Việt Nam. Nếu như 10 năm, 5 năm trước, khi cho thuê một trung tâm Thương mại tại Anh, Mỹ hay Pháp, chúng tôi chỉ dành 5% trong tổng mặt sàn cho ngành hàng ăn uống ăn uống thì hiện nay con số này là 20%. F&B ngày càng chiếm một thị phần quan trọng trong lĩnh vực bán lẻ.” Mark Burlton nói
Cũng theo Burlton lý do mà Mc Donald, Burger King, KFC, …tham gia vào Việt Nam là bởi họ luôn nhắm vào thị trường mới.Sau khi Việt Nam mở cửa 100%, nhiều thương hiệu cao cấp và mang tính thương mại cao như Fast Fashion, H&M, Zara sẽ gia nhập.
Mark Burlton nhấn mạnh, Việt Nam có thể nhìn vào trường hợp tương đồng là Ấn Độ, họ đang thay đổi dần môi trường đầu tư trực tiếp. Tương tự như vậy, Việt Nam cũng cần phải có một quá trình thay đổi dần dần, và không nằm ngoài quy luật phát triển bán lẻ tại các thị trường khác trên thế giới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mạng 5G đã sẵn sàng, hướng đi nào để doanh nghiệp viễn thông 'đánh thức' tiềm năng thị trường?
Giá xăng giảm gần 500 đồng/lít
Vụ phát hiện giá đỗ độc hại dùng chất cấm gây não úng thủy, dị tật bẩm sinh: Một cơ sở khai bán cho siêu thị Bách Hóa Xanh 350-400kg/ngày
Lượt cài đặt ứng dụng mua sắm trên toàn cầu tăng mạnh
Hỗ trợ vốn khởi nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ
Giá ngoại tệ ngày 27/12/2024: Đồng USD giảm giá