2021 là năm thích nghi để Việt Nam phát triển 'dọn ổ đón đại bàng'
TP.HCM: Không để xảy ra tình trạng thiếu hàng dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu / Xuất khẩu tôm sang Nhật khó cạnh tranh vì giá đắt hơn tôm Ấn Độ
Dưới góc độ của một nhà đầu tư Nhật Bản, ông Yamada, cố vấn cấp cao của CTCP NC Network Việt Nam, đã bày tỏ niềm tin năm 2021 hoạt động đầu tư nước ngoài cũng như lĩnh vực chế biến chế tạo tại Việt Nam sẽ khởi sắc.
Hút mạnh dòng vốn Nhật
Trong năm 2020, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt 13,6 tỷ USD, chiếm 47,7% tổng vốn đầu tư đăng ký đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Lĩnh vực chế biến chế tạo hiện chiếm 47,7% tổng vốn đầu tư đăng ký đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. |
Để sẵn sàng đón nhận làn sóng đầu tư mới vào Việt Nam trong năm nay, ông Yamada khuyến nghị các doanh nghiệp (DN) nên dành thời gian này để xây dựng cơ cấu hoạt động sẵn sàng tiếp nhận đơn hàng mới, từ quản trị sản xuất, quản trị nguồn lực và nhân sự. Mọi yếu tố trong công ty cần được xem xét tỉ mỉ, loại bỏ lãng phí và tái cấu trúc phù hợp.
Tại Việt Nam, theo vị cố vấn này, trong năm 2019, 2020 đã cho thấy có những dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn của các hãng như Panasonic, Mitsubishi, hay kế hoạch chuyển nhà máy từ Trung Quốc về Việt Nam của các hãng máy in lớn như Brother, Kyocera, Fuji Xerox…và kéo theo đó sẽ là làn sóng đầu tư của các DN vừa và nhỏ.
“Nếu như không có dịch Covid-19, có lẽ năm 2020 Việt Nam đã thiết lập kỷ lục mới về thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chế tạo. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng, mọi thử thách rồi cũng sẽ qua, khó khăn càng lớn sẽ càng giúp chúng ta mạnh mẽ hơn”, ông Yamada nói.
Có thể nói, trong 8 năm trở lại đây, nguồn vốn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam và các nước ASEAN đã vượt qua Trung Quốc do chi phí sản xuất tại Trung Quốc tăng lên.
Thêm vào đó, từ năm 2018, ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ – Trung càng thúc đẩy xu hướng chuyển dịch đầu tư của các DN Nhật Bản sang ASEAN.
Chênh lệch giữa giá trị đầu tư của Nhật Bản vào các nước ASEAN so với đầu tư vào Trung Quốc đã tăng từ 10,2 tỷ USD năm 2017 lên 20,4 tỷ USD vào năm 2019.
Trong đó, Việt Nam tiếp tục là địa điểm đầu tư nhận được nhiều sự quan tâm của DN Nhật, khi có tới 41% DN trong cuộc điều tra của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) về triển vọng đầu tư hồi năm 2019 đã trả lời sẽ chọn Việt Nam là điểm đến tiếp theo trong 3 năm tới. Đây là tỷ lệ cao nhất từ trước đến nay.
Tính luỹ kế đến 20/12/2020, theo đối tác đầu tư vào Việt Nam thì Nhật Bản hiện đứng thứ 2 (sau Hàn Quốc) với gần 60,3 tỷ USD (chiếm 15,7% tổng vốn đầu tư). Nếu xét theo số lượng dự án đầu tư mới trong năm 2020 thì Nhật Bản đứng thứ ba (sau Hàn Quốc và Trung Quốc) với 272 dự án.
Đưa Việt Nam vào chiến lược toàn cầu
Đánh giá về triển vọng đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam hiện nay, trong báo cáo mới đây do Trung tâm nghiên cứu APEC của Đại học RMIT và Hiệp hội châu Á tại Australia thực hiện, có cho rằng Việt Nam đang nổi lên như một cường quốc mới của châu Á.
Lấy dẫn chứng từ sự phát triển nhanh chóng của Việt Nam trong ba thập kỷ qua, cũng như quá trình tái cấu trúc kinh tế nhất quán, tốc độ ứng dụng kỹ thuật số nhanh chóng và năng lực ứng phó hiệu quả với Covid-19, Giám đốc điều hành Hiệp hội châu Á tại Australia, ông Phillip Ivanov, đã khuyến khích các DN Australia đưa Việt Nam vào chiến lược toàn cầu của họ.
“Với nền kinh tế đang bừng sáng và tăng trưởng gấp đôi so với năm 2010, cùng với dân số đông đảo, trẻ tuổi, được đào tạo bài bản, và nhiều ngành nghề bù trừ cho những gì Australia còn thiếu, Việt Nam là đối tác hoàn hảo cho nước này. DN Australia nên biến Việt Nam thành nền tảng trong chiến lược tăng trưởng tại châu Á của họ”, ông Ivanov nhấn mạnh.
Dù không gợi ý Việt Nam sẽ thay thế Trung Quốc trở thành đối tác thương mại chính của Australia ở châu Á, báo cáo từ Trung tâm nghiên cứu APEC chỉ ra rằng Việt Nam và Australia đều đang tìm cách đa dạng hóa quan hệ đối tác thương mại trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang suy yếu cũng như giữa những căng thẳng địa chính trị hiện nay.
Theo báo cáo này, Việt Nam đang đem đến cơ hội lớn cho DN Australia trong lĩnh vực nông nghiệp, khai thác mỏ và tài nguyên, giáo dục, dịch vụ công nghệ thông tin và Công nghiệp 4.0.
Còn trong báo cáo triển vọng năm 2021 của bộ phận phân tích Công ty chứng khoán VCBS thì cho rằng dòng vốn FDI tiếp tục được kỳ vọng là nguồn lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong các năm tiếp theo.
VCBS nhận định 2021 là năm thích nghi để phát triển “dọn ổ đón đại bàng”. Và điều kiện tiên quyết để phát triển kiểm soát tốt dịch bệnh, phối hợp nhịp nhàng chính sách tài khóa và tiền tệ, lấy đầu tư công thúc đẩy đầu tư tư nhân.
Theo giới chuyên gia, trong bối cảnh các DN trên toàn thế giới đang mong muốn tìm kiếm một “bến đỗ” có khả năng đảm bảo tính liên tục trong hoạt động sản xuất, thì Việt Nam trong năm 2021 đang đứng trước những cơ hội rất lớn để thu hút dòng vốn từ các tập đoàn lớn được ví như “đại bàng”.
Bên cạnh đó, để “dọn ổ đón đại bàng” thì ở trong nước cần chuẩn bị nguồn lực tiếp nhận, như chuẩn bị về tư liệu sản xuất cơ bản (đất đai, điện nước, cơ sở hạ tầng) cho đến phát triển nguồn nhân lực, công nghiệp phụ trợ, đầu tư cơ sở hạ tầng tại các vùng kinh tế trọng điểm…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước sáng 25/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đi ngang
Công ty Cổ phần Dệt may Thắng Lợi bị xử phạt
Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD có vượt mốc 108 điểm?
PGBank đẩy mạnh ký kết hợp tác cùng doanh nghiệp địa phương
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc giảm thêm, miền Nam tăng nhẹ