7 thất bại sẽ 'nhấn chìm' bạn trong vai trò quản lý
Chưa tới Trung thu, thương lái đã "ôm" cả vườn bưởi da xanh / Nhà nước chi hơn 152.000 tỷ đồng trả nợ trong 8 tháng
1. Thất bại trong việc ra quyết định
Trưởng phòng Tư vấn Tuyển dụng CareerLink, một trong những đơn vị uy tín trong lĩnh vực tuyển dụng và tìm kiếm việc làm, cho rằng sự do dự có thể làm tê liệt một tổ chức. Bởi điều này sẽ tạo ra sự nghi ngờ, không chắc chắn, thiếu tập trung và thậm chí là trách cứ từ các thành viên trong nhóm. Việc chần chừ khi ra quyết định sẽ khiến thời gian kéo dài hơn, tiêu hao nhiều hơn năng lượng của tập thể và thậm chí làm tiêu tan cảm giác hoàn thành hay chi phí tăng vọt. Và khi bạn vẫn còn đang do dự thì đối thủ cạnh tranh đã giành được thị phần hoặc khách hàng của bạn.
2. Thất bại trong việc giải quyết xung đột kịp thời
Tranh luận là điều lành mạnh và cần thiết trong hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. Dưới trướng bạn sẽ có rất nhiều các cá nhân khác nhau và sự mâu thuẫn trong tập thể chỉ là “chuyện sớm muộn”, nên nếu bạn bất lực trước căng thẳng “leo thang” thì đội ngũ sẽ không thể gắn kết, thậm chí tan rã. Vì vậy, bạn cần nhận thấy được xung đột khi vừa phát sinh và đưa ra cách hòa giải phù hợp, tránh sự phán xét “thiếu mềm dẻo” gây mất lòng.
3. Thất bại trong việc khen thưởng và công nhận thành quả của nhân viên
Không công nhận thành tích của nhân viên là bạn đã bỏ qua cơ hội để tiếp thêm động lực làm việc cho họ. Điều này có thể tạo ra sự nghi ngờ trong tâm trí nhân viên. Họ sẽ tự hỏi rằng “Tôi đã làm việc tốt chưa?”, “Cấp trên có quan tâm hoặc nhận thấy được nỗ lực và thành tựu của tôi?, “Tôi nỗ lực nhưng vẫn đạt mong đợi của sếp?”... Và tất cả những điều này sẽ dẫn đến cảm giác thiếu động lực.
Bất kì ai cũng mong muốn nhận lời khích lệ khi đã cố gắng cống hiến. Do đó, bạn cần lưu tâm và đưa ra lời khen thưởng hợp tình giúp lên “dây cót” tinh thần hiệu quả cho tập thể. Từ đó, mọi người sẽ nỗ lực hơn để đạt được phần thưởng xứng đáng và cũng góp thêm công sức vào nhiệm vụ chung.
4. Thất bại trong việc kết nối với nhân viên
Một người quản lý tốt thì phải là một “trung gian” để liên kết giữa các thành viên. Bởi mỗi người đều có tính cách, quan điểm riêng nên sức mạnh sẽ dễ bị phân tán nếu thiếu người kết nối. Thêm nữa, quản lý tìm được “tiếng nói chung” với nhân viên sẽ tạo động lực lớn lao giúp họ nâng cao năng lực làm việc.
Cách đơn giản nhất là thường xuyên tìm cách trao đổi, góp ý về công việc. Ngoài ra, bạn cũng nên quan tâm đến đời sống cá nhân từng người khi thăm hỏi (về gia đình) để biểu lộ sự quan tâm đúng mực.
5. Thất bại trong việc xác định người có năng suất kém
Một con sâu làm rầu nồi canh, không gì có thể gây phiền toái cho nhân viên, đặc biệt là người có năng suất cao hơn là nhân viên có năng suất thấp, làm ảnh hưởng đến tập thể mà không bị xử lý thích đáng. Những người như thế là các khối u nguy hiểm và họ đang tạo nên sự ngờ vực về sự công bằng trong tổ chức. Hãy cố gắng tìm ra họ và có biện pháp xử lý triệt để.
6. Thất bại trong việc chủ động quản lý sự thay đổi
Người quản lý có thể không giỏi chuyên môn bằng nhân viên, nhưng họ phải có khả năng bao quát để chủ động thay đổi khi cần thiết. Ví dụ như đưa ra các đề xuất làm việc hoặc nhận xét về sáng kiến của nhân viên để nâng cao chất lượng công việc.
Để làm được điều này thì bạn cần quen với tinh thần sáng tạo và không ngừng tiếp thu cái mới. Chỉ như vậy thì mọi ý kiến của bạn mới “sát sườn” vấn đề và khiến nhân viên nể phục.
7. Thất bại trong việc chịu trách nhiệm
Điều cuối cùng nhưng cũng không thể bỏ qua nhất, đó chính là tính trách nhiệm. Ở cương vị đầu tàu, mọi thất bại diễn ra thì có liên đới nhất định với bạn. Do đó, bạn cần trở thành “tấm gương” trách nhiệm cho cấp dưới, và sẵn sàng thể hiện tính cầu thị trong công việc nếu làm sai.
Không phải là đơn giản để chấp nhận lỗi và bạn sẽ cần nhiều sự dũng cảm. Tuy nhiên, có câu “lùi một bước nhưng tiến ba bước” và đều này sẽ khiến bạn nhìn nhận đúng đắn hơn về bản thân. Từ đây, các quyết định tương lai sẽ ngày càng cẩn trọng và phù hợp cho tập thể.
End of content
Không có tin nào tiếp theo