8 tháng đầu năm: Cả nước cơ bản chủ động được nhu cầu lương thực, thực phẩm
Đà Nẵng: Hòa Vang đầu tư xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao / Hà Nội : 133 mô hình ứng dụng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Trong ”Báo cáo sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản trong điều kiện dịch bệnh COVID-19”, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) cho biết, dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp từ tháng 7 đến nay tại hầu hết các địa phương đặc biệt các tỉnh phía Nam đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, thu hoạch, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản tại nhiều địa phương, làm đứt gãy các chuỗi sản xuất, gây ùn ứ nông sản ở nhiều nơi. Đồng thời, gây khó khăn vướng mắc cho sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu. Có nguy cơ thiếu hụt lương thực, thực phẩm những tháng cuối năm, đặc biệt là dịp tết Nguyên đán.
Đánh giá chung kết quả sản xuất nông nghiệp 8 tháng đầu năm, về nông nghiệp, Bộ NN-PTNT cho biết, hiện Bộ đã tiến hành hướng dẫn các địa phương thực hiện một số giải pháp trồng trọt (nhất là lúa) trong điều kiện COVID-19. Bên cạnh đó, theo dõi sát tình hình sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả; đặc biệt là sản lượng thu hoạch trong thời gian dịch COVID-19 để phục vụ công tác chỉ đạo sản xuất, hỗ trợ tiêu thụ nông sản.
Theo Bộ NN-PTNT, trong 8 tháng đầu năm, cả nước cơ bản chủ động được nhu cầu lương thực, thực phẩm cho người dân.
Tình hình sản xuất nông nghiệp 8 tháng đầu năm của nước ta cũng đã đạt được những tín hiệu tích cực, cụ thể như sau:
Về sản xuất lúa gạo: Tính đến trung tuần tháng 8, cả nước gieo cấy đạt 6.755,4 nghìn ha, giảm 0,7% so với cùng kỳ năm trước. Đã thu hoạch khoảng 4.158,9 nghìn ha, giảm 1,6%; năng suất bình quân ước đạt gần 65 tạ/ha, tăng khoảng 2,1 tạ/ha; sản lượng thu hoạch đạt khoảng 27,03 triệu tấn, tăng 1,6%.
Về rau, màu: Sản lượng rau các loại trong 8 tháng đầu năm đạt khoảng 12,5 triệu tấn, tăng 2,2%. Riêng khu vực phía Nam, sản lượng ước đạt 7,2 triệu tấn. Dự kiến những tháng còn lại sản lượng thu hoạch rau cả nước đạt khoảng 6 triệu tấn. Sản lượng thu hoạch trái cây chủ yếu (xoài, chuối, dứa, thanh long, cam, bưởi, nhãn, vải) cả nước 8 tháng đạt gần 6 triệu tấn, riêng khu vực phía Nam đạt gần 4,0 triệu tấn. Dự kiến sản lượng trái cây những tháng còn lại cả nước là gần 2,5 triệu tấn, các tỉnh phía Nam là khoảng 1,6 triệu tấn.
Về chăn nuôi: Đến tháng 8/2021, tổng đàn lợn ước khoảng 26,67 triệu con, tăng 4,5%; Đàn gia cầm quy mô 515 triệu con, ước tăng 5,4%; Đàn bò tăng khoảng 1,8%; Riêng đàn trâu 2,4 triệu con, giảm 3,8%; Thức ăn chăn nuôi ước khoảng 13,6 triệu tấn, tăng 5,5%. Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt khoảng trên 4,5 triệu tấn, sản lượng trứng gia cầm đạt 11,4 tỷ quả, tăng 5%.
Về thủy sản: Trong 8 tháng, tổng sản lượng thủy sản cả nước ước đạt 5.692,5 nghìn tấn, tăng 1,4% so với cùng kỳ 2020. Trong đó: Nuôi trồng, sản lượng đạt 2.987,7 nghìn tấn, tăng 1,8%. Cụ thể: cá các loại đạt 2.020,8 nghìn tấn, giảm 0,2%. Riêng cá tra đạt 932,0 nghìn tấn, giảm 2 %. Tôm các loại đạt 622,8 nghìn tấn, tăng 6,8%. Khai thác, sản lượng ước đạt 2.704,8 nghìn tấn (khai thác biển đạt 2.581,0 nghìn tấn, tăng 0,9%).
Dự kiến những tháng còn lại, tổng sản lượng thủy sản phấn đấu đạt 2,9 triệu tấn, trong đó nuôi trồng thủy sản là 1,75 triệu tấn, khai thác thủy sản là 1,15 triệu tấn.
Về lâm nghiệp: Lũy kế 8 tháng, diện tích trồng rừng mới tập trung ước đạt 152,9 nghìn ha, tăng 14,9% so với cùng kỳ; sản lượng gỗ khai thác ước đạt 11.085,2 nghìn m3, tăng 5,1%; sản lượng củi khai thác ước đạt 12,9 triệu ste, giảm 0,4%. Tính đến ngày 17/8, cả nước đã thu được 2.062,76 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng, đạt 74% kế hoạch năm 2021 và tăng 54% so với cùng kỳ năm 2020.
Tính đến hết tháng 8/2021, cả nước có 78 liên hiệp hợp tác xã (HTX) và 17.821 HTX nông nghiệp và 19.667 trang trại. Đã có 4.028 HTX nông nghiệp tham gia liên kết với 1.867 doanh nghiệp trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Số doanh nghiệp nông nghiệp thành lập mới 821 doanh nghiệp, giảm khoảng 16,8% so với cùng kỳ năm 2020, nhưng về vốn bình quân mỗi doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt 19,70 tỷ đồng, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2020; nâng tổng số lên 13.511 doanh nghiệp, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2020.
Bên cạnh đó, có 61 tỉnh/thành phố đánh giá, phân hạng và có quyết định công nhận cho 4.939 sản phẩm OCOP (mỗi xã một sản phẩm) đạt 3 sao trở lên, trong đó 62,2% sản phẩm 3 sao; 36,1% sản phẩm 4 sao và 1,7% sản phẩm tiềm năng 5 sao của 2.708 chủ thể tham gia.
Từ đó, Bộ NN-PTNT nhận định, sản xuất nông nghiệp 8 tháng đầu năm 2021 cơ bản chủ động được nhu cầu lương thực, thực phẩm hiện tại của người dân các địa phương trên cả nước. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều khó khăn vướng mắc cần tháo gỡ, nhất là trong khâu lưu thông, vận chuyển sản phẩm nông sản và vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp để chuẩn bị cho vụ sản xuất tiếp theo, bảo đảm cung ứng đủ cho tiêu dùng trong nước những tháng cuối năm 2021, đầu năm 2022 và một phần cho xuất khẩu trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá heo hơi ngày 22/1/2025: Không biến động trên toàn quốc
Giá nông sản ngày 22/1/2025: Hồ tiêu và cà phê đồng loạt tăng mạnh
Tết ông Công ông Táo: Hàng hóa phong phú, giá không tăng
Sản phẩm phục vụ thị trường ngày ông Công, ông Táo ưa chuộng 'combo'