Lâm Đồng: triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao gắn với liên kết theo chuỗi giá trị
Sơn La: HTX bứt lên nhờ sản xuất an toàn / Bảo hộ nhãn hiệu giúp nông sản HTX vươn xa
Để phát triển ngành nông nghiệp, tạo việc làm, nâng cao đời sống người dân, nhất là sản xuất nông nghiệp, Lâm Đồng cần tích cực ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời tăng cường liên kết trị để nâng cao giá trị sản phẩm.
Nhiều kết quả tích cực
Tính đến hết năm 2018, diện tích nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Lâm Đồng đạt 54.477 ha, tăng 26,4% so với năm 2015. Trong đó, rau 19.700/20.650 ha; hoa 3.800/4.021 ha; cà phê 20.800/173.872 ha; chè 6.335/12.698 ha; lúa 2.970/16.046 ha; cây ăn quả 300/5.180 ha; cây đặc sản, dược liệu 210/430 ha; bò sữa 19.800 con... Giá trị sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đạt 370 triệu đồng/ha, chiếm 35% giá trị sản xuất nông nghiệp (mục tiêu 2020 đạt 35-40%).
Để đạt được kết quả khả quan này, ông Phạm S, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, tỉnh đã tích cực triển khai Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 11/11/2016 của Tỉnh uỷ Lâm Đồng về phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững và hiện đại giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025, đồng thời ban hành Kế hoạch số 756/QĐ-UBND ngày 19/4/2017 của UBND tỉnh để cụ thể hóa các mục tiêu, giải pháp thực hiện Nghị quyết và chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương thực hiện tái canh cà phê; nâng cao chất lượng giống cây trồng, vật nuôi; đề án nhận diện khoai tây; đề án phát triển bò sữa, bò thịt,…). “Từ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị địa phương nên đã tạo động lực để các doanh nghiệp tiếp cận công nghệ hiện đại, tiến bộ kỹ thuật mới và thực hiện liên kết với người dân, tạo nên nhiều chuỗi nông sản có giá trị thương hiệu cao được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng như: rau, hoa, chè, cà phê, cá nước lạnh...., từ đó đã tạo bước đột phá trong ngành nông nghiệp của tỉnh, đưa diện tích ứng dụng công nghệ cao phát triển tăng nhanh”.
Hiện nay, 12 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đều ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất; đặc biệt, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được lan tỏa đến bà con nông dân vùng đồng bào dân tộc với diện tích 1.695 ha, chiếm 3,1% diện tích công nghệ cao của tỉnh, gồm: 43 ha nhà kính; 07 ha nhà lưới; 1.645 ha tưới tự động và sử dụng màng phủ nông nghiệp. Các công nghệ dần được nghiên cứu, ứng dụng trên các loại cây trồng, vật nuôi mới với nhiều cách làm sáng tạo, cho hiệu quả cao. Diện tích nhà kính tăng lên 4.400 ha, tăng 1.352 ha so với năm 2015; có 50 ha canh tác thủy canh hiện đại (tăng 30 ha so với năm 2015); tăng việc sử dụng lượng thuốc BVTV và chế phẩm sinh học hàng năm trên 15%, nhiều loại phân bón thế hệ mới (công nghệ nano, công nghệ sinh học, công nghệ vi sinh...) được người dân ứng dụng trong canh tác cây trồng nâng cao chất lượng sản phẩm.
Liên kết để gia tăng giá trị
Đến nay, có 19 vùng đã được Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm định (02 vùng đã được UBND tỉnh công nhận là vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao gồm: Làng hoa Thái Phiên (tại phường 12, Tp. Đà Lạt, theo Quyết định số 1799/QĐ-UBND ngày 11/8/2017) với quy mô 150 ha, chuyên sản xuất hoa cúc, hoa lily; Làng hoa Vạn Thành (tại phường 5, Tp. Đà Lạt, theo Quyết định số 21/QĐ-UBND ngày 08/01/2019), quy mô 158 ha, chuyên sản xuất hoa hồng, cẩm chướng, đồng tiền.
Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và liên kết giúp gia tăng giá trị nông sản
Ông Hoàng Sĩ Bích, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng, cho biết hiện Lâm Đồng có 08 doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, canh tác trên 385 ha, chủ yếu là rau, hoa; 05 doanh nghiệp, trang trại được chứng nhận canh tác hữu cơ với diện tích 20 ha; 31 HTX, 59 trang trại sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và có 154/253 doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Tỉnh cũng có 125 chuỗi liên kết giá trị từ sản xuất, sơ chế, chế biến đến tiêu thụ với sự tham gia của 75 doanh nghiệp; 40 HTX; 42 THT, cơ sở nhỏ lẻ và 14.325 hộ nông.
Phần lớn nông dân đã liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ, trong đó có 68 chuỗi liên kết đã được cấp các loại giấy chứng nhận an toàn thực phẩm trong tất cả các khâu từ sản xuất, sơ chế, chế biến, đóng gói đến tiêu thụ sản phẩm.
Việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất gắn với ổn định tiêu thụ nông sản thông qua xây dựng chuỗi liên kết là xu hướng tất yếu của thị trường. Từ các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hiện nhiều HTX tham gia vào quản lý, điều hành chuỗi; việc tham gia của các THT vào việc sản xuất tiêu thụ rau, thịt heo cũng chiếm một số lượng tương đối: chuỗi rau có 12 THT và chuỗi chăn nuôi heo là 19 THT tham gia.
Từ các THT này, có thể phát triển, nâng cấp thành HTX hoặc doanh nghiệp trong thời gian tới. Bên cạnh đó, tập trung phối hợp với các địa phương, đơn vị để triển khai Kế hoạch xây dựng chuỗi liên kết giá trị từ nguồn vốn xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2018- 2020.
Tỉnh Lâm Đồng cũng xác định, để nâng cao giá trị nông sản, đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh gắn với tiêu thụ nông sản bền vững thì phát triển nông nghiệp công nghệ cao phải gắn với liên kết gữa nông dân, nhà khoa học, có sự hỗ trợ của nhà nước và đồng hành của doanh nghiệp để tạo sản phẩm chất lượng cao, nâng cao hơn nữa giá trị sản phẩm, góp phần hình thành các vùng và khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên nhiều vùng, nhiều cây trồng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dấu ấn 2024: Thúc đẩy hợp tác với nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới
Giá nông sản ngày 21/1/2025: Cà phê giảm nhẹ, hồ tiêu tiếp tục ổn định
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 21/1: Ngân hàng điều chỉnh giảm giá bán USD, tỷ giá NDT tăng nhẹ
Giá vàng nhích nhẹ sau lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump
Tạp chí The Global Economics vinh danh Home Credit
Bình Dương 'khát' chung cư cao cấp
Rau sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại Lâm Đồng