Áp lực bán mạnh, VN-Index quay đầu giảm điểm
VN-Index bứt phá vượt mốc 1.330 điểm, nhóm ngân hàng và chứng khoán dẫn dắt thị trường / Kịch bản nào cho chứng khoán tuần giao dịch từ 23-27/8?
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 20/9, chỉ số VN-Index giảm 2,16 điểm xuống 1.350,48 điểm. Toàn sàn có 197 mã tăng, 234 mã giảm và 29 mã đứng giá. HNX-Index tăng 0,9 điểm lên 358,87 điểm. Toàn sàn có 132 mã tăng, 112 mã giảm và 43 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,05 điểm lên 97,45 điểm.
Thanh khoản thị trường giảm so với phiên trước, tổng khối lượng khớp lệnh đạt 29.250 tỷ đồng, giảm nhẹ 2,6%, trong đó, giá trị khớp lệnh trên HoSE cũng giảm 3,2% xuống 22.927 tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng hơn 56 tỷ đồng trên HoSE trong phiên này.
Lực cầu dù có lúc dâng cao trở lại và giúp các chỉ số hồi phục. Tuy nhiên, trước áp lực vẫn còn rất lớn nên VN-Index đóng cửa phiên trong sắc đỏ. Các cổ phiếu như PVS, GAS, GVR, BCM, MSN, TPB, SAB, VHM... đều đồng loạt giảm sâu. GAS (-3,4%), GVR (- 3%), BCM (- 2,2%), MSN (-2,1%).
Diễn biến thị trường hôm nay có thể thấy, mặc dù VN-Index duy trì sắc xanh trong phần lớn thời gian giao dịch, nhưng đến cuối ngày lực bán xuất hiện ở đỉnh cũ tháng 08/2021 khiến chỉ số bất ngờ lao dốc và đánh mất sắc xanh trước đó, bất chấp lực mua mạnh ở các cổ phiếu ngành ngân hàng giúp VN-Index thiết lập mức cao mới trong ngày.
Nhóm cổ phiếu VN30 có 15 mã giảm, 13 mã tăng và 2 mã đứng giá. GAS và GVR là những mã giảm mạnh nhất khi lùi hơn 3%, MSN giảm trên 2% và nhiều mã hiện sắc đỏ hơn 1%. Ở chiều ngược lại, PDR bật tăng mạnh trên 3% và là mã dẫn đầu nhóm này, VCB và VNM cùng tăng trên 2%, TCB, MBB, ACB, STB và HDB cùng vượt 1%.
Nhóm ngân hàng hôm nay đã đóng góp tích cực cho đà tăng của chỉ số.
Nhận định xu hướng thị trường trong ngắn hạn, CTCK Yuanta Việt Nam cho rằng chỉ số VN-Index có thể sẽ nhanh chóng kết thúc giai đoạn tích lũy vào tuần giao dịch tới. Đồng thời, dòng tiền có thể sẽ gia tăng vào nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn trong vài phiên tới.
Điểm tích cực là các chỉ số VNSmallcaps và HNX-Index tiếp tục xác lập mức cao nhất 52 tuần cho thấy xu hướng tăng ngắn hạn của hai chỉ số này tiếp tục bền vững và có thể sẽ còn mở rộng về các mức cao hơn. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý vẫn trong vùng lạc quan cho thấy chiến lược phù hợp là nên tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao trong danh mục.
“Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức tăng. Do đó, chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao trong danh mục và tận dụng các nhịp điều chỉnh để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu hoặc mua mới”, chuyên gia Yuanta khuyến nghị.
Theo đồ thị tuần, xu hướng trung hạn vẫn duy trì ở mức trung tính. Đồng thời, thị trường vẫn đang trong giai đoạn tích lũy cho nên thị trường có thể sẽ còn phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu. Điểm tích cực là dòng tiền đã cải thiện dần. “Do đó, chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư trung hạn có thể tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức hiện tại và quan sát thị trường ở tuần giao dịch tới”, Yuanta Việt Nam cho hay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước sáng 25/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đi ngang
Công ty Cổ phần Dệt may Thắng Lợi bị xử phạt
Doanh nghiệp gặp khó, VCCI đề nghị giảm thuế VAT hàng hoá dịch vụ xuống 8%
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD có vượt mốc 108 điểm?
Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc giảm thêm, miền Nam tăng nhẹ