Bắc Giang: Lợi ích kép từ trồng cây có múi
Lạng Sơn: Sức bật từ trồng cây ăn quả VietGAP / Trở thành tỷ phú từ mô hình trồng bưởi sạch ở Đồng Nai
Quy trình sản xuất sạch
Là một trong những người đầu tiên phát triển thành công mô hình trồng cam trên địa bàn huyện Lục Ngạn, ông Phan Vĩnh Tân chia sẻ: “Với diện tích gần 300 mẫu trồng cam đường canh, bưởi diễn, bưởi da xanh, trung bình mỗi năm, gia đình tôi thu được từ 8 - 10 tấn quả, thu nhập đạt 350-500 triệu đồng”.
Từ năm 2017 trở lại đây, được sự hướng dẫn của các cấp chính quyền, toàn bộ diện tích cam, bưởi của gia đình ông Tân được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, đảm bảo vệ sinh môi trường.
Quy trình sản xuất được ghi chép đầy đủ và được theo dõi hàng ngày về từng đợt bón phân, phun thuốc trừ sâu. Các loại thuốc bảo vệ thực vật và phân bón sử dụng đều phải nằm trong danh mục cho phép, tuân thủ đúng liều lượng, thời gian cách ly để đảm bảo vệ sinh thực phẩm và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Để nâng cao hiệu quả, các mô hình liên kết trồng cây có múi cũng đang được hình thành. Điển hình như tại xã Tân Quang, năm 2017, HTX cây ăn quả Lục Ngạn được thành lập. Đến nay, HTX có 22 hộ thành viên, tổng diện tích trồng cam, bưởi đạt trên 50 ha.
Đáng chú ý, 100% diện tích cây có múi của HTX đang được sản xuất theo hướng VietGAP gắn với bảo vệ môi trường, trong đó, đã có 20 ha cam đã được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP vào năm 2018.
Ông Trần Đăng Vinh - Giám đốc HTX, cho biết: “Hiện sản phẩm của thành viên HTX đang được thương lái đến tận vườn thu mua. Với mục tiêu tăng diện tích sản xuất theo hướng sạch, đáp ứng yêu cầu đưa sản phẩm vào hệ thống các siêu thị, cao hơn nữa là xuất khẩu, HTX đang rất chú trọng và tuân thủ quy trình sản xuất sạch, giảm thiểu ô nhiễm môi trường”.
Các sản phẩm sẽ được sản xuất theo hướng VietGAP đến hướng tới xuất khẩu
Hướng tới xuất khẩu
Số liệu của UBND huyện Lục Ngạn cho biết năm 2019, diện tích cây có múi của địa phương đạt khoảng 6.700 ha, tổng sản lượng ước đạt 58.000 tấn, tăng khoảng 5.000 tấn so với năm 2018.
Hướng đến việc phát triển bền vững cây có múi, huyện đã áp dụng đồng bộ các giải pháp, gồm tổ chức điều tra nghiên cứu, quy hoạch vùng trồng cây ăn quả, khuyến cáo người dân không mở rộng diện tích ra khỏi những khu vực tiềm năng thế mạnh.
Ngành chuyên môn cũng đưa ra giải pháp kỹ thuật như sử dụng phân bón hữu cơ và vi sinh để sản xuất an toàn, bền vững. Đặc biệt, huyện chỉ đạo tập trung sản xuất, mở rộng diện tích sản xuất sạch, áp dụng quy trình sản xuất VietGAP tiến tới GlobalGAP.
Kể từ năm 2017, diện tích cây có múi sản xuất theo quy trình VietGAP, GlobalGAP trên địa bàn huyện Lục Ngạn liên tục tăng mạnh. Đến nay, toàn huyện đã có 1.800 ha cây có múi được sản xuất theo quy trình này, tăng hơn năm trước 500 ha.
Ông Cao Văn Hoàn - Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn, cho biết: “Mục tiêu của huyện là mở rộng diện tích sản xuất sạch, tiến tới 100% diện tích cây có múi được sản xuất đầy đủ theo quy trình VietGAP, GlobalGAP, từ đó mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao giá trị cho sản phẩm”.
Khi những điều kiện về chất lượng sản phẩm, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm được đảm bảo, huyện sẽ đẩy mạnh liên kết với doanh nghiệp tìm các thị trường xuất khẩu để mở rộng thị trường tiêu thụ.
Những năm qua, sản phẩm cây có múi của Lục Ngạn đã được xuất khẩu sang Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á, tuy nhiên số lượng chưa lớn, đầu ra chưa ổn định. Do đó, sản xuất cây có múi bền vững, hướng đến xuất khẩu là định hướng của Lục Ngạn trong năm 2019 và các năm tiếp theo.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise
Giá ngoại tệ ngày 25/12/2024: USD giữ đà tăng trong kỳ nghỉ lễ
Giá vàng trong nước ngày 25/12/2024: Duy trì ổn định bất chấp vàng thế giới tăng
Bước đệm cho tăng trưởng từ giảm 2% thuế VAT
Giá heo hơi ngày 25/12/2024: Miền Nam và miền Trung tiếp tục xu hướng tăng
Giá nông sản ngày 25/12/2024: Giá cà phê tăng nhẹ, hồ tiêu giữ vững mức cao
Cây có múi đang cho lợi ích kép về kinh tế và môi trường