Thị trường

Cà phê Việt Nam thâm nhập thị trường Mỹ

Một số thương hiệu cà phê Việt Nam đang từng bước thâm nhập vào thị trường Mỹ.

Mỹ trở thành nước nhập khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam / Đâu là yếu tố làm gia tăng giá trị bất động sản hồ Tây?

Theo ghi nhận, tại góc một siêu thị lớn ở bang California, Mỹ, nhiều người dân bản xứ tỏ ra hài lòng khi thử các sản phẩm của một thương hiệu cà phê Việt Nam.

Ông Rimon Naji - Khách hàng thử cà phê Việt Nam nói: "Một trong những lý do khiến tôi thích cà phê Việt Nam là nó chứa lượng đường vừa đủ, kem vừa đủ, cà phê vừa đủ. Một sự pha trộn hoàn hảo".

1

Cà phê Việt Nam trên kệ có nhiều loại từ "kiểu tây" như Expresso hòa tan đến cà phê "3 trong 1" mà người châu Á ưa chuộng hay cà phê pha phin dành cho những người gốc Việt. Thị trường Mỹ rộng lớn với nhiều sắc dân, nhiều nhóm khách hàng vừa là cơ hội và thách thức cho cà phê Việt Nam.

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo - Người sáng lập, Tổng Giám đốc King Coffee nói: "Ở thị trường Mỹ mình phải nỗ lực để hiểu người bản xứ, từ đó có thể đưa sản phẩm phù hợp nhất cho họ".

Đa dạng hóa sản phẩm, giá bán hợp lý đã giúp cho thương hiệu cà phê Việt Nam có mặt tại hơn 80 siêu thị tại 12 bang của nước Mỹ. Người tiêu dùng Mỹ đã biết đến cà phê Việt Nam nhiều hơn.

Bà Sue - Khách hàng mua cà phê Việt Nam nói: "Ngày nào tôi và chồng cũng uống một ly cà phê Việt Nam. Thường thì tôi trữ 3 hộp ở nhà".

Ông Ibrahim Oudeh EH - Giám đốc siêu thị Fresh Choice, California, Mỹ nói: "Mỗi đợt khuyến mại chúng tôi bán được ít nhất cả trăm thùng với mỗi loại cà phê Việt. Năm nay hàng bán ra tốt hơn năm ngoái, với mức tăng trưởng khoảng 45%".

Khoảng 1/5 lượng cà phê rang xay người Mỹ sử dụng là cà phê robusta của Việt Nam. Nhưng không phải ai cũng biết điều đó vì cà phê Việt Nam xuất sang Mỹ chủ yếu dưới dạng nguyên liệu thô. Thực tế đó có thể sẽ dần được thay đổi nếu như ngày càng có nhiều cà phê chế biến của Việt Nam tại các siêu thị ở Mỹ.

Theo vtv.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm