Các quỹ ETF tái cơ cấu khiến cổ phiếu VRE, PDR, MSN... bị giảm mạnh
Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu thanh long qua cửa khẩu Quảng Ninh do phát hiện virus Sars-CoV-2 trên bao bì / Cục Hàng không đề xuất kế hoạch hồi phục hoạt động vận tải hàng không nội địa
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 17/9, VN-Index tăng 6,77 điểm lên 1.352,64 điểm. Toàn sàn có 280 mã tăng, 126 mã giảm và 53 mã đứng giá.
HNX-Index tăng 4,73 điểm lên 357,97 điểm. Toàn sàn có 139 mã tăng, 97 mã giảm và 52 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 1,15 điểm lên 97,4 điểm.
Thanh khoản thị trường tăng vọt so với phiên trước. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 30.018 tỷ đồng, tăng 37,4%, trong đó, giá trị giao dịch riêng sàn HoSE tăng 41% lên mức 23.696 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng hơn 1.700 tỷ đồng do ảnh hưởng từ hoạt động cơ cấu danh mục của các quỹ ETF kể trên.
Do phiên hôm nay các quỹ ETF thực hiện hoàn tất giao dịch cho kỳ cơ cấu danh mục quý III. Theo công bố trước đó, FTSE Vietnam Index chỉ số cơ sở của quỹ FTSE Vietnam Swap UCITS ETF (FTSE ETF) thêm KDH và VCI. Còn MVIS Vietnam Index - chỉ số cơ sở của quỹ VanEck Vectors Vietnam ETF (V.N.M ETF) thêm đến 9 cổ phiếu Việt Nam gồm THD, SAB, DGC, KDC, DIG, VND, DPM, PVS và SHS.
Trong kỳ cơ cấu này, tỷ trọng của hàng loạt cổ phiếu cũ trong danh mục của 2 quỹ ETF kể trên bị giảm đáng kể và sẽ bị bán ra, chính điều này khiến nhiều cổ phiếu có biến động rất mạnh: VRE giảm 2,7%, PDR giảm 2,2%, MSN giảm 2,5%...
Trong khi đó, đa số các cổ phiếu được thêm vào đều tăng giá tốt. DGC tăng trần, DIG tăng 2,9%, VND tăng 3%, DPM tăng 2,1%, SHS tăng 3,6%...
Top mã cổ phiếu tác động lên chỉ số trong phiên hôm nay.
Trong nhóm 10 cổ phiếu dẫn dắt thì có đến 6 mã thuộc nhóm ngành ngân hàng, VPB dẫn đầu khi góp hơn 1.30 điểm vào sắc xanh của chỉ số. BID, TPB, TCB, VIB và EIB là những mã còn lại. Ngoài ra nhóm đóng góp tăng còn có sự xuất hiện của các mã thuộc nhóm ngành khác như VHM, HPG, HVN, DGC.
Nhận định xu hướng ngắn hạn của thị trường, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng chỉ số VN-Index có thể sẽ tiếp tục thử thách lại vùng kháng cự 1.350 – 1.355 điểm trong phiên giao dịch kế tiếp. Điểm tích cực là dòng tiền có dấu hiệu dịch chuyển vào nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn cho nên Yuanta Việt Nam kỳ vọng dòng tiền ngắn hạn có thể sẽ gia tăng trở lại trong vài phiên tới. Đồng thời, rủi ro ngắn hạn ở nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ có chiều hướng gia tăng cho thấy chỉ số VNSmallcaps có dấu hiệu chững lại đà tăng và áp lực chốt lời cũng gia tăng lên nhóm cổ phiếu này.
“Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức tăng. Do đó, chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao trong danh mục và tận dụng nhịp điều chỉnh để cơ cấu lại danh mục, các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét chốt lời một phần tỷ trọng ở nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ và tăng dần tỷ trọng nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn”, Yuanta Việt Nam khuyến nghị.
Còn theo Công ty Chứn khoán Tân Việt (TVSI), một vài cổ phiếu trụ đang dần dần thu hút dòng tiền trở lại, tuy rằng chưa quá mạnh có thể kể đến như MSN, VRE hay GAS. Xu hướng của thị trường vẫn là đi ngang vùng biên độ hẹp và kỳ vọng có thể chấm dứt hoàn toàn trong phiên giao dịch cuối tuần ngày mai. Hiện tại, nhóm ngành vốn hóa lớn ngân hàng đang duy trì đà phục hồi và kỳ vọng sẽ kéo chỉ số bứt phá trong phiên tới.
“Chúng tôi đánh giá rằng Vnindex vẫn tiếp tục xu hướng tăng giá trong trung và dài hạn. Trong ngắn hạn, Vnindex đang trong xu hướng đi ngang quanh vùng biên độ 1.330 – 1.350 điểm”, chuyên gia phân tích của TVSI cho biết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo