Cảnh giác với “hàng Nhật xách tay” giả mạo
Lạng Sơn: Thu giữ lô hàng giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng / Ban chỉ đạo 389 yêu cầu tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý hàng giả trong dịp Tết Nguyên đán
Lừa gạt người tiêu dùng, hàng Nhật xách tay giả mạo sắp hết thời?
Từ lâu nay, nhiều người tiêu dùng tại Việt Nam với điều kiện kinh tế khá giả thường có thói quen tìm mua các sản phẩm có xuất xứ từ Nhật Bản để sử dụng do có chất lượng tốt, độ bền cao.
Nhận định của Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) mới đây cho thấy, nhiều sản phẩm tiêu dùng tại nhà của Nhật Bản đang được người Việt tiêu thụ khá mạnh như kem, gia vị rắc cơm, đậu natto, giấm táo, miếng đắp mặt nạ thư giãn…
Bên cạnh đó, các sản phẩm dành cho mẹ và bé, thực phẩm, mỹ phẩm, đồ gia dụng, sản phẩm chăm sóc sức khỏe… cũng rất được ưa chuộng.
Ngay giữa bối cảnh dịch COVID-19 phải hạn chế ra ngoài như hiện nay, nhu cầu cũng không giảm đi. Đặc biệt, cánh chị em luôn “săn lùng” các mặt hàng mỹ phẩm nội địa Nhật như Shu Uemura, Cure, Muji, mặt hàng dành cho mẹ và bé như sữa Glico, Meiji, Morinaga hay bỉm Merries, GOO.N…
Tuy nhiên với nhiều người, việc mua được đúng hàng nội địa xuất xứ Nhật Bản lại không hề dễ dàng. Phần lớn người tiêu dùng thường chỉ dựa vào việc bao bì sản phẩm in tiếng Nhật, có mã vạch hay hóa đơn mua hàng từ các siêu thị tại Nhật là hoàn toàn tin tưởng mà không biết rằng có thể mua phải hàng giả.
Một điểm kinh doanh hàng xách tay giả mạo bị cơ quan chức năng xử lý.
Đặt trong bối cảnh hàng xách tay được bán tràn lan qua kênh thương mại điện tử, mạng xã hội Facebook, Zalo như hiện nay, nguy cơ này rất cao.
Nhiều sản phẩm “đội lốt” xuất xứ Nhật Bản xuất hiện tràn ngập để “qua mặt” những người tiêu dùng không có kinh nghiệm, không biết tiếng Nhật để kiếm lời. Thậm chí đó còn là tình trạng hàng giả, hàng nhái trà trộn vào bán cùng với hàng thật với công nghệ sản xuất tinh vi, nhái luôn cả mã vạch và tem chống hàng giả.
Đánh giá từ Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho thấy, đa số các đối tượng đã sử dụng nguồn nguyên liệu giá thành thấp, mua trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ để trà trộn với một lượng hàng thật.
Hoặc nhóm đối tượng này tự sản xuất hàng, sau đó dán nhãn mác của các doanh nghiệp đã được đăng ký nhãn hiệu để bán ra thị trường. Nhiều người tiêu dùng chỉ vì ham rẻ, so sánh thấy nhãn mác như nhau đã “gật đầu rút ví” mua phải hàng giả.
Về vấn đề này, Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản tại Việt Nam (JETRO) cho biết thời gian qua đã phối hợp cùng Cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương mạnh tay vào cuộc ngăn chặn nhằm giảm thiểu tình trạng hàng giả, hàng nhái lưu thông trên thị trường. Lực lượng quản lý thị trường đã phát hiện và xử phạt nhiều cá nhân, cửa hàng kinh doanh hàng xách tay giả mạo.
Theo Nghị định 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, việc bán hàng xách tay không có hóa đơn, chứng từ kèm theo như quy định, không làm thủ tục hải quan... bị xác định là hàng hóa nhập lậu. Cá nhân kinh doanh hàng nhập lậu sẽ bị phạt 500.000 đồng đến 50 triệu đồng, tùy giá trị hàng hóa nhập lậu. Còn tổ chức vi phạm sẽ bị phạt 1 triệu đến 100 triệu đồng.
Theo các chuyên gia về thương mại điện tử, vấn đề xử lý hàng lậu, hàng giả, hàng xách tay trốn thuế nằm ở tình trạng khó kiểm soát và quản lý, bởi đa phần các giao dịch này diễn ra trên mạng. Muốn quản lý tốt hàng lậu phải siết từ hàng được tuồn vào Việt Nam qua đường mòn, lối mở, qua cửa khẩu chính...
Và cùng đó, việc người tiêu dùng mua hàng xách tay theo con đường “tiểu ngạch” (bản chất là trốn thuế) đã vô tình tiếp tay cho các hành vi phạm pháp. Chính vì thế, người tiêu dùng cần thực sự “tỉnh táo” trước các lựa chọn địa chỉ mua hàng nội địa Nhật.
“Đốt đuốc” tìm địa chỉ uy tín
Bỏ ra số tiền không nhỏ để được sử dụng hàng Nhật nội địa thế nhưng lại mua phải hàng giả, hàng nhái. Thực tế này khiến người tiêu dùng không chỉ bị thiệt hại về tiền bạc mà còn đối mặt với nguy cơ sử dụng sản phẩm gây hại cho sức khỏe bản thân và gia đình.
Trước thực tế nói trên, theo kinh nghiệm từ những người sử dụng hàng Nhật Bản lâu năm tại Việt Nam, thì yếu tố đầu tiên là phải cẩn trọng hoặc thậm chí nói không với việc mua hàng xách tay qua mạng, không vội tin vào lời quảng cáo của người bán vì các loại giấy chứng nhận, mã vạch hoặc code vẫn có thể làm giả một cách tinh vi.
Bên cạnh đó, cần tìm hiểu và lựa chọn cho mình một nhà cung cấp uy tín, có giấy phép kinh doanh rõ ràng để mua được sản phẩm chính hãng, có chế độ hậu mãi, bảo hành đầy đủ.
Nhân viên Sakuko hỗ trợ khách hàng mua sắm sản phẩm.
Tại thị trường trong nước hiện có nhiều địa chỉ uy tín, ví dụ như Sakuko Việt Nam. Đây là doanh nghiệp từ lâu chuyên phân phối và bán lẻ hàng Nhật nội địa với hệ thống cửa hàng rộng khắp.
Hệ thống cửa hàng Sakuko giúp người tiêu dùng không chỉ được mua sắm các sản phẩm chất lượng mà còn được trải nghiệm không gian mua sắm kiểu Nhật và phong cách phục vụ chuyên nghiệp, không còn nỗi lo mua phải hàng giả, hàng nhái hoặc bị “hớ” mua giá cao so với giá trị thực.
Sakuko cũng là một trong những đối tác của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản JETRO. Ngoài ra, Sakuko có lợi thế là có công ty thương mại tại Nhật Bản cùng hệ thống, đội ngũ lãnh đạo đã hoạt động tại thị trường Nhật lâu năm, nên Sakuko có được mạng lưới quan hệ với rất nhiều nhà sản xuất, nhà cung cấp chính hãng tại Nhật.
Các sản phẩm của Sakuko nhập trực tiếp từ nhà sản xuất hoặc các công ty thương mại được nhà sản xuất ủy quyền, được sự cho phép của các nhà sản xuất để xuất sang thị trường Việt Nam. Vì thế, khách hàng sẽ nhận được nhiều ưu đãi cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm khi mua.
Sakuko - thấu hiểu và đồng hành cùng khách hàng trong mùa dịch
Với tiêu chí kinh doanh thấu hiểu khách hàng, tại thời điểm dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp hiện nay, Sakuko cũng tăng cường nhập về các sản phẩm hỗ trợ phòng chống dịch, các mặt hàng đông lạnh từ Nhật Bản, kết hợp các gia vị, nước sốt chế biến sẵn để phục vụ nhu cầu "bếp tại gia".
Khách hàng của Sakuko là các gia đình ưa chuộng sử dụng sản phẩm Nhật, cộng đồng du học sinh Nhật Bản...
“Sakuko là mô hình kinh doanh offline, mô hình kinh doanh theo chuỗi với sự hiện diện của các cửa hàng đóng trên nhiều tuyến phố. Tuy nhiên do tình hình dịch bệnh, hiện nay Sakuko khuyến khích khách mua sắm qua các nền tảng online như website, Fanpage hoặc thông qua các phương tiện chăm sóc khách hàng như Zalo”, chị Cao Thị Dung, Giám đốc công ty TNHH Bán lẻ Sakuko Việt Nam chia sẻ.
Cụ thể, ví dụ với các khách hàng ở chung cư hoặc ngại ra đường do dịch bệnh, Sakuko có dịch vụ đi chợ hộ khách, đưa ra ưu đãi, khuyến mãi cho khách hàng mùa dịch.
Chị Dung khẳng định: "Các sản phẩm của Sakuko nhập trực tiếp từ nhà sản xuất hoặc các công ty thương mại được nhà sản xuất ủy quyền xuất sang thị trường Việt Nam. Vì thế, mức ưu đãi của Sakuko tốt hơn nhiều doanh nghiệp kinh doanh tương tự, xóa tan định kiến "hàng nhập rẻ là hàng không chuẩn".
Được biết hiện tại cộng đồng khách hàng của Sakuko có khoảng hơn 100.000 người. Khách hàng trung thành bình quân một tháng khoảng 30.000 - 40.000 người, là các gia đình ưa chuộng sử dụng sản phẩm Nhật, cộng đồng du học sinh, người lao động từng ở Nhật, các chuyên gia Nhật đang công tác tại Việt Nam.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 3/1/2025: SJC cùng vàng nhẫn tăng vọt
PMI ngành sản xuất sụt giảm tháng cuối năm 2024
Giá ngoại tệ ngày 3/1/2025: USD đạt mức cao mới, Index vượt ngưỡng 109
Giá nông sản ngày 3/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ mức cao
Giá heo hơi ngày 3/1/2025: Ổn định trên cả nước
Đà Nẵng: Tổ chức 14 điểm bán hàng bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ 2025