Cao Bằng: Hiệu quả từ trồng cây sở ở Cốc Pàng
Thái Nguyên: Trồng chè hữu cơ ở Đồng Đài / Hà Nội: Hướng mới từ trồng dưa sạch
Mở rộng diện tích
Cây sở là cây trồng lâu năm trên địa bàn xã Cốc Pàng, có thời gian sinh trưởng, cho thu hoạch quả trong thời gian dài, khả năng chống chịu thời tiết, đề kháng dịch bệnh cao, thích nghi tốt với nhiều điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng khác nhau.
Quả sở sau khi thu hoạch có thể sơ chế, tách lấy hạt để ép lấy dầu, phục vụ chế biến thực phẩm, sản xuất xà phòng, làm thuốc chữa bệnh ngoài da, làm phân bón vi sinh, thuốc trừ sâu sinh học... cùng nhiều lợi ích thiết thực khác.
Với những đặc tính của cây và lợi ích của quả, những năm gần đây, các mô hình trồng sở đang được nhiều hộ dân trên địa bàn xã Cốc Pàng quan tâm, chính quyền địa phương chú trọng đầu tư phát triển và được thương lái chú ý.
Kể từ năm 2015 đến nay, diện tích trồng cây sở trên địa bàn xã Cốc Pàng liên tục được mở rộng. Năm 2019, từ vỏn vẹn vài ha, toàn xã hiện đã có trên 42 ha. Các hộ sản xuất cho hay đầu tư trồng sở ít tốn kém, chi phí đầu vào thấp, chỉ mất công chăm sóc khi cây còn trong gia đoạn sinh trưởng, chưa khép tán.
Cây sở sau 2,5 - 3 năm trồng sẽ bắt đầu cho thu hoạch, bình quân mỗi năm một vụ vào thời gian từ tháng 9 - 11. Không chỉ ít tốn kém chi phí, sở cho thu hoạch kéo dài trong vài chục năm.
Nhờ chăm sóc tốt, các mô hình trồng sở của xã đang cho năng suất bình quân 5 tấn/ha, cao nhất có thể đạt 6 – 7 tấn/ha, tổng sản lượng toàn xã hiện đạt 250 tấn quả tươi/năm, doanh thu bình quân đạt 60 – 70 triệu đồng/ha.
Diện tích sở sẽ được mở rộng sản xuất theo hướng an toàn
Sản xuất an toàn, nâng cao hiệu quả
Có kinh nghiệm nhiều năm với mô hình trồng cây sở, anh Lương Văn Dũng (xóm Cốc Mòn) chia sẻ: “Gia đình tôi đang có 2 ha sở đang cho thu hoạch. Những năm gần đây, giá bán sở ổn định ở mức 10 – 12 nghìn đồng/kg, nhờ đó sau khi trừ chi phí, tôi thu lãi 50 - 70 triệu đồng/năm”.
Trong gần 5 năm qua, nhận thức rõ tiềm năng của cây sở, những hộ dân trồng sở trên địa bàn xã đã bắt đầu ứng dụng các kỹ thuật chăm sóc mới, chú trọng ATLĐ, để nâng cao năng suất, chất lượng, giá bán sản phẩm.
“Không chỉ bán trong nước, quả sở hiện đã được xuất khẩu sang Đài Loan, Trung Quốc, vì vậy, yêu cầu về chất lượng cao hơn. Vì vậy, các hộ trồng sở phải đảm bảo tuyệt đối các quy định về vệ sinh thực phẩm, ATLĐ, môi trường…”, anh Dũng nhấn mạnh.
Cũng gặt hái thành công với 3 ha trồng sở, anh Lý Văn Phún (xóm Khuổi Dẳm) cho hay: “Cây sở có thể cho thu hoạch trong vòng 70 năm, tuy nhiên, để có thời gian thu hoạch dài, người trồng phải tuân thủ quy trình chăm sóc an toàn, ATLĐ tuyệt đối, sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật an toàn, phù hợp”.
Vụ sở năm 2019 vừa qua, quả sở được mùa, được giá khiến người dân Cốc Pàng rất phấn khởi. Chia sẻ về hướng phát triển cây sở, ông Mò Văn Sợi – Chủ tịch UBND xã, cho biết: “Trong thời gian tới, xã sẽ tiếp tục mở rộng diện tích trồng sở theo hướng an toàn, chú trọng nâng cao năng suất, hiệu quả cây sở gắn với các tiêu chuẩn cao về ATLĐ, vệ sinh thực phẩm, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Phạt nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử vi phạm
Doanh nghiệp cần có chiến lược cạnh tranh để tham gia chuỗi liên kết FDI
Giá vàng ngày 26/12/2024: Tiếp tục ghi nhận mức tăng nhẹ
Giá heo hơi ngày 26/12/2024: Biến động trái chiều trên cả nước, mức cao nhất 69.000 đồng/kg
Giá ngoại tệ ngày 26/12: Tỷ giá đồng USD và NDT biến động cùng chiều
Giá nông sản ngày 26/12/2024: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ ở mức cao
Cây sở đang cho lợi ích thiết thực