Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Doanh nghiệp Việt tuyệt đối không được "bỏ trứng vào 1 rổ"
“Gia Lai với văn hóa thưởng thức cà phê” / Xuất khẩu cà phê 7 tháng giảm gần 20%
Xuất khẩu tăng không nhờ chiến tranh thương mại
Tổng Cục Thống kê cho biết, tính chung 7 tháng năm 2019, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu Việt Nam ước tính đạt 145,13 tỷ USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 44 tỷ USD, tăng 12,2%, chiếm 30,3% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Trong 7 tháng đầu năm, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 32,5 tỷ USD, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là thị trường EU đạt 24,3 tỷ USD, tăng 0,4%; Trung Quốc đạt 20 tỷ USD, tăng 0,1%; thị trường ASEAN đạt 15,2 tỷ USD, tăng 5,5%; Hàn Quốc đạt 10,7 tỷ USD, tăng 4,4%.
Các chuyên gia kinh tế đang trao đổi tại “Diễn đàn Kinh doanh: Tiến vào kỷ nguyên số'
Nhiều chuyên gia cho rằng, do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã thúc đẩy cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam tăng lên.
Tuy nhiên, tại “Diễn đàn Kinh doanh: Tiến vào kỷ nguyên số' do Forbes Việt Nam" tổ chức vừa qua, chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên - ủy viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia cho rằng kinh tế Việt Nam đi lên nửa đầu năm nay không nhờ chiến tranh thương mại bên ngoài.
Theo ông Thiên, kinh tế Việt Nam đã phát triển tốt từ khoảng ba năm trở lại đây chứ không phải từ khi chiến tranh thương mại nổ ra. Thành quả đó còn nhờ sự thay đổi nội tại của Việt Nam.
Ông Thiên cũng chỉ ra việc Việt Nam vừa ký được những hiệp định thương mại với những đối tác kinh tế lớn toàn cầu đã "biến" Việt Nam thành nơi trú ẩn đáng tin cậy của doanh nghiệp thế giới.
"Nhiều doanh nghiệp tại Trung Quốc đang "theo chân" các nhà sản xuất nước ngoài chuyển ra khỏi quốc gia này nhằm giảm thiểu tác động của chiến tranh thương mại kéo dài, trong đó Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng", ông Thiên cho biết.
Đồng tình với ý kiến trên, ông Chua Hak Bin - chuyên gia kinh tế cao cấp của MayBank Kim Eng nhận định rằng, ở góc độ đầu tư thì dòng chảy FDI của Việt Nam đã rất ổn định trong suốt 20 năm qua.
"Điều đáng khen ngợi là FDI Việt Nam được đầu tư phân tán và không bị phụ thuộc quá nhiều vào bất cứ nước nào," ông Chua Hak Bin nhận định.
Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cũng chỉ ra, dù tăng trưởng gần 30% nhưng thị phần hàng xuất khẩu của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Mỹ chỉ tăng khoảng 0,2 điểm phần trăm từ khi căng thẳng thương mại Mỹ – Trung chính thức diễn ra. Trong khi đó, thị phần xuất khẩu của EU và Nhật Bản vào Mỹ lần lượt tăng từ 10,5% lên 12,5% và 4,5% lên 5,5%.
Nhiều chuyên gia cảnh báo, sẽ có những ảnh hưởng dài hạn từ chiến tranh thương mại hai nước Mỹ - Trung, bởi đây là hai đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam.
Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cũng cảnh báo về những ảnh hưởng dài hạn từ chiến tranh thương mại hai nước Mỹ - Trung, bởi đây là hai đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam. Đây là thời điểm để Việt Nam nói chung và doanh nghiệp trong nước nói riêng cần vượt qua khó khăn và là cơ hội để đạt đến một đẳng cấp mới.
Theo ông Nguyễn Bảo Hoàng - Chủ tịch công ty TNHH Truyền thông Tương Tác, cách đây một năm, không ai có thể dự đoán được những diễn biến thương mại toàn cầu. Mỹ dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Donald Trump đã không còn nhìn thương mại ở góc độ đa phương, thương chiến đã chỉ ra những bất định không riêng với Việt Nam. Việt Nam được cho là sẽ hưởng lợi ích về giao dịch thương mại - sản xuất nhưng những dấu hiệu vẫn chưa thực sự rõ ràng vể sự hưởng lợi này.
Sự biến động diễn ra mỗi ngày cũng đang tạo ra sân chơi cho các bên. Bên cạnh các thách thức trong bối cảnh thương mại mới là các cơ hội doanh nghiệp có thể khai thác nếu biết cách "đi tắt đón đầu".
"Có nhiều cơ hội khi Việt Nam vẫn đang ở vào giai đoạn phát triển sơ khai, nhưng làm sao chuyển thách thức thành cơ hội là câu chuyện của tương lai," ông Hoàng nói.
Doanh nghiệp cần nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa
Theo các chuyên gia, trong bối cảnh chiến tranh thương mại giữa Mỹ - Trung, Việt Nam đang đứng trước nguy cơ trở thành quốc gia thứ 3 để xuất khẩu hàng hóa giữa 2 quốc gia này để tránh bị áp thuế thương mại.
Nhiều mặt hàng của Trung Quốc bị hạn chế xuất khẩu sang Mỹ thì các doanh nghiệp sẽ chọn thị trường thứ 3 là các quốc gia khác, trong đó Việt Nam là một thị trường tiềm năng. Nhiều doanh nghiệp trong nước khả năng cạnh tranh hàng hóa và sản phẩm còn khá yếu so với các doanh nghiệp Trung Quốc.
Các doanh nghiệp xuất khẩu cần phải đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật về nông, lâm, thủy sản, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa… nâng cao tỷ lệ gia tăng của sản phẩm
Để giải quyết vấn đề này, TS. Lê Đăng Doanh khuyến nghị, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có thể tìm kiếm cơ hội khi tăng mạnh xuất khẩu vào Mỹ đối với các mặt hàng mà Trung Quốc đang bị hạn chế. Nhưng tuyệt đối, không được “bỏ trứng vào một rổ”, mà phải tận dụng tối đa các lợi thế của các hiệp định thương mại để đề phòng rủi ro tăng lên trong giao dịch.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cần phải đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật về nông, lâm, thủy sản, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa… nâng cao tỷ lệ gia tăng của sản phẩm, giảm bớt “xuất khẩu hộ” nước khác…. Đồng thời, các doanh nghiệp Việt cần phải thay đổi về công nghệ sản xuất để đưa đến những sản phẩm, hàng hóa tốt nhất cho người tiêu dùng, khi đó mới giữ được thị trường bên vững.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hai thách thức lớn doanh nghiệp phải đối mặt khi bán sản phẩm ra thị trường toàn cầu
Giá vàng thế giới tăng nhẹ trước thềm cuộc bầu cử Mỹ
Giá ngoại tệ ngày 5/11/2024: Đồng USD giảm giá trước bầu cử Tổng thống Mỹ
Các giải pháp bình ổn giá tiêu dùng những tháng cuối năm
Thị trường bất động sản Đà Nẵng đang có dấu hiệu phục hồi
Doanh nghiệp Việt cung cấp giải pháp số sáng tạo tại thị trường Trung Đông