Chợ truyền thống khốn đốn vì Covid-19: Lượng hàng giảm 70%, doanh thu giảm 80%
Điểm sáng xuất khẩu giữa cơn 'bĩ cực' / Nhập khẩu thịt lợn và xuất khẩu thịt gà sang Nga
Theo Bộ Công Thương, trong 2 tháng đầu năm, một số doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội có doanh thu tăng trên 10% so với cùng kỳ năm trước.
Nguyên nhân là do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhu cầu mua sắm các mặt hàng thiết yếu của người dân tăng, nhất là tại các điểm bán hàng của các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại. Lượng khách hàng đến mua sắm tại các siêu thị tăng hơn so với cùng kỳ với hàng hóa mua sắm chủ yếu là lương thực, thực phẩm thiết yếu (thịt gia súc, gia cầm, trứng gia cầm, mỳ tôm, rau củ).
Ảnh minh họa
Báo cáo của các doanh nghiệp bán lẻ cho biết để ứng phó với dịch bệnh, lượng hàng hóa dự trữ của các đơn vị này đã tăng 30% - 40%. Ví dụ hệ thống siêu thị Co.opmart tăng lượng dự trữ ngay tại các kho ở Hà Nội, Bắc Ninh với lượng hàng tăng 30% đồng thời huy động tăng các cán bộ đi phục vụ 100%; hệ thống BigC lượng hàng tăng từ 30-40%, bố trí cán bộ liên tục phục vụ hàng trong siêu thị, vận chuyển hàng hóa từ các kho về hệ thống phân phối...
Các siêu thị cũng đẩy mạnh kênh bán hàng thương mại điện tử để phục nhu cầu nhân dân khi phòng chống dịch.
Trên các ứng dụng bán hàng online, theo báo cáo của Công ty An Việt, hiện nay lượng đặt hàng qua sàn thương mại thực phẩm online (ubofood.com) tăng đột biến, công ty cam kết tăng lượng hàng cung cấp đủ lượng hàng hóa đảm bảo nhu cầu của khách hàng.
Tuy nhiên, trái ngược với các siêu thị, tình hình buôn bán tại các chợ truyền thống giảm sút nghiêm trọng.
Do giá cả thực phẩm sau Tết tại các siêu thị ổn định và thấp hơn tại các chợ, nhu cầu mua sắm giảm nên lượng hàng hóa kinh doanh tại các chợ giảm 50 - 70%, doanh thu giảm 50 - 80% so với thời điểm không có dịch. Ví dụ như chợ Đồng Xuân, doanh thu của chợ giảm 60 - 80%, nhiều ki ốt đóng cửa, nguồn hàng về chợ gặp khó khăn.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh, hiện nay các hệ thống bán lẻ đều vắng khách hơn trước do khách hàng ngại đến nơi đông người. Thương mại truyền thống (chợ truyền thống) chuyển sang hình thức thương mại hiện đại và mua sắm trực tuyến (bán hàng online, giao hàng tận nơi cho khách hàng). Việc này giúp doanh thu từ thương mại điện tử của một số doanh nghiệp tăng từ 20 -30%.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Biến động trái chiều tại miền Trung và miền Nam