Nửa đầu tháng 3 vẫn xuất siêu 900 triệu USD
Covid-19 bùng phát chủ các cơ sở Spa “ngậm ngùi” đóng cửa / Quảng Bình: "Triệu phú" từ nghề truyền thống
Lũy kế đến ngày 15/3, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 97,85 tỷ USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu 50,29 tỷ USD, tăng 6,8%; nhập khẩu 47,55%, tăng 1,9%. Từ đầu năm đến 15/3, Việt Nam xuất siêu 2,74 tỷ USD.
Dù đang trong bão dịch Covid-19, kết quả xuất siêu sau 2,5 tháng đầu năm càng tiếp thêm động lực cho các ngành hàng xuất khẩu, từ đó có những nỗ lực vượt khó khăn, đảm bảo đủ nguyên liệu sản xuất, hoàn thành các đơn hàng xuất khẩu đã ký.
Điện thoại và linh kiện tiếp tục duy trì vị thế số 1 các mặt hàng xuất khẩu với kim ngạch tính đến 15/3 đạt hơn 10,2 tỷ USD, tăng 8,5%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện gần 7 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 3,93 tỷ USD; thủy sản 1,26 tỷ USD; hàng dệt may 5,88 tỷ USD; giày dép 3,42 tỷ USD; gỗ và sản phẩm từ gỗ 2,077 tỷ USD; phương tiện vận tải và phụ tùng 1,76 tỷ USD; sắt thép các loại 815 triệu USD...
Bộ Công Thương nhận định, xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong ngắn hạn dự báo sẽ có nhiều khó khăn với những yếu tố bất lợi do diễn biến tình hình dịch bệnh đang có dấu hiệu lây lan mạnh bên ngoài Trung Quốc, đặc biệt là tại Hàn Quốc và Nhật Bản - những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Trong trường hợp dịch bệnh kéo dài có thể tác động tiêu cực tới mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu của cả năm 2020.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chứng khoán Sen Vàng GLS bị phạt gần 400 triệu đồng
AEON mở cửa xuyên Tết Ất Tỵ
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Giá heo hơi ngày 22/1/2025: Không biến động trên toàn quốc
Giá nông sản ngày 22/1/2025: Hồ tiêu và cà phê đồng loạt tăng mạnh
Nửa đầu tháng 3 vẫn xuất siêu 900 triệu USD (Ảnh Internet)