Chứng khoán "vui" trở lại?
Xăng, dầu đồng loạt giảm giá mạnh / Đà Nẵng: Doanh thu lưu trú, ăn uống 11 tháng 2022 đạt gần 17.000 tỷ đồng
Lực đẩy khối ngoại đưa chứng khoán trở lại
Ước tính từ vùng đáy 870 điểm, chỉ số VN-Index đã có một nhịp hồi phục gần 20%, kết thúc phiên giao dịch 1/12 ở mốc 1.036,28 điểm với lực đẩy của nhà đầu tư nước ngoài. Chỉ số tăng khoảng 20% nhưng có rất nhiều cổ phiếu đã tăng 50-60% thậm chí cả 100%.
Thống kê một số lần mua ròng đáng chú ý trong lịch sử của nhà đầu tư nước ngoài, có thể thấy rằng nhà đầu tư nước ngoài rất hay xuất hiện khi thị trường giảm về vùng giá hấp dẫn.
- Tháng 5/2019: Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng khoảng 118.000 tỷ đồng, thị trường bật tăng, sau đấy VNINDEX dù có điều chỉnh thì cũng không thấp hơn "điểm vào" của nhà đầu tư ngoại.
- Tháng 4, 5/2018: Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng khoảng 475.000 tỷ đồng, giúp thị trường tạo đáy quanh vùng 900 điểm sau giai đoạn giá xuống từ 1.200 điểm.
- Hay xa hơn về tháng 5/2009, nhà đầu tư nước ngoài trở lại mua ròng, thị trường cũng có thêm động lực tăng mạnh từ vùng VN-Index 300 điểm.
Lực đẩy khối ngoại đưa chứng khoán trở lại
Không phải lúc nào trong quá khứ, nhà đầu tư nước ngoài mua là thị trường cũng tăng hay bán là thị trường giảm. Tuy nhiên, có thấy hầu như diễn biến sau khi nhà đầu tư ngoại mua đều khá tích cực.
Giá trị mua ròng của các nhà đầu tư nước ngoài trong tháng 11 vừa qua đạt gần 16.000 tỷ đồng. Đây là mức mua ròng theo tháng cao nhất trong vòng hơn 3 năm qua, tức là tính từ tháng 5/2019.
Dòng tiền quốc tế vào ròng liên tục đã khiến tỷ trọng giao dịch của khối ngoại sôi động trở lại, trung bình chiếm khoảng 20-25% tổng thanh khoản của thị trường, cao hơn đáng kể mức khoảng 10% ở giai đoạn trước. Và chính giao dịch nhà đầu tư nước ngoài là trợ lực lớn giúp thị trường phục hồi.
"Các nhà đầu tư nước ngoài cũng chịu ảnh hưởng trước các diễn biến của kinh tế trên toàn cầu. Nhưng tôi cho rằng, tại thị trường Việt Nam, hầu hết các nhà đầu tư vẫn giữ trạng thái mua vào chứ không phải là bán ra. Sau giai đoạn biến động, thị trườngc chứng khoán đã ở vùng giá hấp dẫn. Dù các doanh nghiệp có thể gặp một số khó khăn nhưng với những công ty có mô hình kinh doanh tốt, quản trị tốt, thì tôi nghĩ tương lai vẫn tốt", ôngDominic Scriven, Chủ tịch Hội đồng quản trị Dragon Capital nhận định.
Động thái mua ròng mạnh mẽ của nhà đầu tư nước ngoài cũng tạo động lực cho khối nhà đầu tư trong nước. Từ đó niềm tin của cộng đồng đầu tư nội cũng dần được khôi phục với khối lượng giao dịch tăng cao gần bằng giai đoạn đỉnh điểm của năm 2022.
Rào cản cơ chế thanh toán
Trong rất nhiều quốc gia và thị trường chứng khoán trong khu vực, Việt Nam đang sở hữu nhiều lý do để được dòng vốn quốc tế lựa chọn. Nhưng để dòng vốn đó tiếp tục đặt niềm tin, chúng ta phải cho họ thấy những gì họ kỳ vọng về ta là đúng, rằng thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ sớm hoàn thiện để được nâng hạng lên mức mới nổi sau một thời gian dài đã duy trì ở danh sách cận biên.
Theo thông lệ quốc tế khi mua cổ phiếu là "tiền trao cháo mới múc" (Delivery vs Payment) còn Việt Nam vẫn yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài phải trả tiền ngay thời điểm mua (pre funding) rồi đến 2 ngày sau cổ phiếu mới về.
Không phải là không có giải pháp nhưng Việt Nam vẫn chưa có sự tham gia của ngân hàng lưu ký để bảo lãnh thanh toán hoặc xác nhận cho nhà đầu tư nước ngoài để cho phép cơ chế Delivery vs Payment.
Cơ chế thanh toán đang được xem là một trong các rào cản trong việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam
Phân tích như vậy để thấy rằng trong nỗ lực nâng hạng thị trường chứng khoán, không chỉ có vai trò của Bộ Tài chính, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, các Sở, Trung tâm Lưu ký và công ty chứng khoán. Còn đó cần sự tham gia của Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng thương mại nữa.
"Thông tin cần có song ngữ và được ban hành đồng thời để nhà đầu tư nước ngoài không gặp rào cản về tiếp cận thông tin, các thủ tục đăng ký, mở tài khoản nên được tối giản hơn nữa. Và hơn thế nữa, tôi kỳ vọng sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp chất lượng cao lên sàn, hoặc nhiều doanh nghiệp được mở room khối ngoại lên mức cao hơn hiện tại", ôngJeon Mun Cheol, Tổng giám đốc, CTCP Chứng khoán KB Việt Nam đề xuất.
Còn ông Petri Deryng, Nhà sáng lập, Quỹ Pyn Elite Fund cho rằng một khi Việt Nam được nâng hạng lên thị trường mới nổi bởi MSCI, điều này thực sự là bước tiến lớn khi nhiều quỹ thị trường mới nổi chưa thể vào Việt Nam.
"Việc được nâng hạng cũng sẽ giúp thị trường Việt Nam mở rộng tập nhà đầu tư của mình. Và kể cả đối với các doanh nghiệp Nhà nước, nếu thị trường nâng hạng, thì sau đó họ có tập nhà đầu tư tiềm năng rộng hơn cho Việt Nam, và như vậy họ sẽ có giá IPO tốt hơn rất nhiều", ôngPetri Deryng đánh giá.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise
VCCI kiến nghị lập cơ quan độc lập đốc thúc giải quyết vướng mắc, bất cập
Doanh nghiệp cần có chiến lược cạnh tranh để tham gia chuỗi liên kết FDI
Giá vàng ngày 26/12/2024: Tiếp tục ghi nhận mức tăng nhẹ
Đà Nẵng: Phạt nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử vi phạm
Giá heo hơi ngày 26/12/2024: Biến động trái chiều trên cả nước, mức cao nhất 69.000 đồng/kg