Đà Nẵng đặt mục tiêu thu hút vốn đầu tư giai đoạn 2021 – 2030 đạt khoảng 7 tỉ USD
Đà Nẵng: Khởi công dự án công nghệ cao 35 triệu USD của Nhật Bản / Người dân đi lại giữa vùng không có dịch của Đà Nẵng, Quảng Nam sẽ không yêu cầu xét nghiệm SARS-CoV-2
Theo đó, thời gian qua thu hút đầu tư trong nước và trực tiếp nước ngoài (FDI) là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của Đà Nẵng, vừa đóng góp tạo sự đột phá, vừa khơi dậy các nguồn lực khác để khai thác, tận dụng các tiềm năng, lợi thế vốn có của TP. Tuy nhiên, tình hình thu hút đầu tư vào Đà Nẵng vẫn chưa đạt được như kỳ vọng và còn đạt thấp trong tương quan so sánh với các địa phương.
Tỉ lệ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ đăng ký đầu tư chiếm số lượng lớn, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực dịch vụ, thương mại. Trong khi đó, tỷ trọng đầu tư trong các ngành, lĩnh vực kinh tế mũi nhọn còn hạn chế. Đầu tư trong nước chủ yếu tập trung vào lĩnh vực bất động sản, quy mô nền kinh tế nhỏ, tính bền vững, tính liên kết và tính lan toả rất hạn chế, nên dễ bị tổn thương khi có thiên tai và dịch bệnh.
Giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030, Đà Nẵng sẽ tiếp tục coi trọng các thị trường, đối tác hiện tại như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Mỹ, Đức...
Với quan điểm chủ động thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư FDI, có chọn lọc, gắn thu hút đầu tư với đảm bảo quốc phòng - an ninh; gia tăng số lượng dự án có khả năng hình thành các chuỗi cung ứng mới và gắn kết với đầu tư trong nước nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển giao công nghệ và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, “Đề án đẩy mạnh thu hút đầu tư vào TP Đà Nẵng đặt mục tiêu thu hút vốn đầu tư đăng ký giai đoạn 2021 – 2025 đạt khoảng 3 tỷ USD; giai đoạn 2026 – 2030 đạt khoảng 4 tỷ USD.
Cùng với đó, tỉ lệ doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại, bảo vệ môi trường, hướng đến công nghệ cao tăng 50% vào năm 2025 và 100% vào năm 2030 so với năm 2018. Tỉ lệ nội địa hóa tăng lên mức 30% vào năm 2025 và 40% vào năm 2030. Tỉ trọng lao động qua đào tạo trong cơ cấu sử dụng lao động đạt 75% vào năm 2025 và 80% vào năm 2030.
Về định hướng ngành, lĩnh vực, ưu tiên thu hút đầu tư, TP Đà Nẵng sẽ tập trung thu hút đầu tư và lựa chọn các dự án dịch chuyển thuộc các ngành, lĩnh vực công nghệ cao, tiên tiến, công nghệ thân thiện với môi trường, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Ưu tiên sản xuất thiết bị y tế, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục và đào tạo, du lịch chất lượng cao, dịch vụ tài chính, logistics và các dịch vụ hiện đại khác. Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ, sinh thái cũng được ưu tiên. Bên cạnh đó là ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật hiện đại, đặc biệt là các ngành nghề mới trên nền tảng công nghiệp 4.0.
Chú trọng thu hút đầu tư các dự án lớn sản xuất hàng xuất khẩu tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Không chấp thuận, tiếp nhận các dự án có sử dụng công nghệ lạc hậu, tiêu tốn năng lượng, sử dụng lãng phí tài nguyên, không thân thiện với môi trường, thâm dụng lao động, đặc biệt các dự án ảnh hưởng đến quốc phòng – an ninh.
Giai đoạn 2021 – 2025 tập trung thu hút đầu tư trong lĩnh vực CNTT, sản xuất linh kiện điện tử, công nghệ cao (sinh học, tự động hóa và cơ điện tử, công nghệ vật liệu mới…), R&D, công nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực cơ khí, cơ khí chính xác, điện – điện tử, dịch vụ logistics, dịch vụ thương mại, dịch vụ du lịch – bất động sản giá trị cao, dịch vụ tài chính (dịch vụ quản lý tài sản, quỹ đầu tư, các giao dịch tài chính Offshore), các công ty công nghệ tài chính (fintech), TDTT, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ, sinh thái.
Giai đoạn 2025 – 2030 tập trung thu hút đầu tư các dự án sản xuất dược phẩm và thiết bị y tế, CNTT, R&D, dịch vụ tài chính (dịch vụ quản lý tài sản, quỹ đầu tư, các giao dịch tài chính Offshore), các công ty công nghệ tài chính (fintech), giáo dục – đào tạo, y tế chất lượng cao, du thuyền quốc tế, văn hóa, thể dục – thể thao.
Về thị trường và đối tác, Đề án xác định đa phương hóa, đa dạng hóa thu hút vốn FDI từ các thị trường và đối tác tiềm năng. Coi trọng các thị trường, đối tác hiện tại như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Mỹ, Đức... Khai thác có hiệu quả mối quan hệ với các đối tác chiến lược (đối tác toàn diện, đối tác chiến lược toàn diện), chú trọng vận động và thu hút đầu tư từ các tập đoàn lớn (thuộc Forbes 500) và doanh nghiệp tại các nước phát triển (G7, G8, OECD…).
Đối với đầu tư trong nước, tập trung thu hút đầu tư từ các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong nước; khai thác có hiệu quả nguồn lực tài chính và công nghệ từ người Việt Nam ở nước ngoài trong các lĩnh vực nghiên cứu và phát triển, công nghệ cao, y tế, giáo dục – đào tạo…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hội chợ đặc sản 2024: Cầu nối đưa sản phẩm Việt vươn xa
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá vàng trong nước ngày 22/11: Tiếp tục tăng mạnh
Giá vàng thế giới: Tăng mạnh, đạt đỉnh hơn một tuần qua
Đề xuất ưu đãi thuế cho doanh nghiệp doanh thu thấp
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh