Đà Nẵng: Tăng cường các giải pháp tránh "găm", đẩy giá hàng hóa
Đà Nẵng công bố nhiều hoạt động kích cầu du lịch năm 2022 / Đà Nẵng: Tổng kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch
Trong mức tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 1,8% trên địa bàn TP Đà Nẵng tháng 3/2022 có 7/11 nhóm hàng hóa tăng giá, gồm: nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 8,02%; giao thông tăng 5,56%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,65%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,57%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,32%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,30%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,29%.
Lực lượng QLTT Đà Nẵng triển khai cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh ký cam kết không tăng giá hàng hóa bất hợp lý.
Trước tình hình này, UBND TP Đà Nẵng giao Cục Quản lý thị trường (QLTT) Đà Nẵng triển khai tuyên truyền, phổ biến pháp luật; tổ chức cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn TP ký cam kết tuân thủ các quy định pháp luật về niêm yết giá hàng hóa và bán đúng giá niêm yết, không tăng giá hàng hóa bất hợp lý.
Đồng thời Cục QLTT có trách nhiệm tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thị trường, đặc biệt chú ý các loại hàng hóa như xăng dầu, trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19, bộ xét nghiệm phát hiện virus SARS-CoV-2, thịt lợn; kiểm tra, thực hiện các biện pháp nghiệp vụ trong lĩnh vực giá như niêm yết giá, bán đúng giá niêm yết.
Sở Công Thương chủ trì theo dõi, đánh giá nguồn cung, nhu cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất, tiêu dùng (lương thực, thực phẩm...) trong tình hình giá xăng dầu biến động tăng; các dịp lễ, tết, mùa mưa lũ và phòng chống dịch bệnh. Qua đó chủ động phương án hoặc đề xuất các cơ quan chức năng biện pháp đảm bảo cân đối cung cầu, ổn định thị trường, không để xảy ra thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến.
Nhằm ổn định tâm lý người dân không nên mua hàng tích trữ, gây thiếu hàng, tăng giá, bất ổn thị trường, UBND TP Đà Nẵng giao Sở Công Thương Đà Nẵng vận động các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chủ động nguồn hàng, đảm bảo dự trữ, phân phối, điều tiết luân chuyển hàng hóa phục vụ đầy đủ nhu cầu của nhân dân. Tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình bình ổn giá, khuyến mại, kích cầu mua sắm kết hợp với các chương trình bán hàng lưu động, tổ chức hội chợ triển lãm, kết nối giao thương, đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Hội chợ đặc sản 2024: Cầu nối đưa sản phẩm Việt vươn xa
Xăng giảm giá
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh