Để được 'xuất ngoại', trái vải Việt phải trải qua các công đoạn gì?
Xu hướng "nóng": Người lao động nghỉ việc chuyển sang kinh doanh online / Hoa Kỳ điều tra chống lẩn tránh thuế PVTM với sản phẩm gỗ: Những khuyến nghị với DN Việt
Ngày 19/6, 2 tấn vải thiều đầu tiên của Việt Nam đã được xuất sang Nhật bằng đường hàng không. Ngày 20/6, lô vải thiều trên đã tới Nhật và được bày bán tại các siêu thị Nhật.Cũng trong ngày 20/6, các doanh nghiệp Việt tiếp tục xuất thêm 2 lô vải sang Nhật Bản bằng đường biển.
Ảnh minh họa.
Theo Thông tin của Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), toàn bộ 2 tấn vải xuất sang bằng đường hàng không đã được bán hết, các siêu thị chỉ giữ lại một ít để làm sự kiện. Khách tiêu dùng Nhật đánh giá rất tốt về sản phẩm này của Việt Nam.
Đại diện doanh nghiệp xuất khẩu vải thiều cho hay, giá vải thiều thu mua tại các vườn vải là 38.000 đồng/kg. Còn giá bán sỉ cho các siêu thị tại Nhật Bản dao động từ 8 - 12 USD/kg (hơn 180.000 - 270.000 đồng).
Giải thích về sự chênh lệch này, đại diện của Công ty xuất nhập khẩu Toàn Cầu - đơn vị xuất khẩu vải sang Nhật cho hay sau khi thu mua vải từ vườn về, các doanh nghiệp phải sàng lọc, chọn ra các quả vải đủ tiêu chuẩn theo bên Nhật yêu cầu. Một kg vải thì chỉ có thể chọn được vài gram, ngoài ra vải phải trải qua nhiều quy trình khử trùng, kiểm dịch, vì thế nên quả vải xuất sang Nhật mới có giá như trên.
Vậy để được tới tay người tiêu dùng của xứ sở hoa đào, quả vải Việt phải trải qua những quy trình khắt khe như nào?
Sau khi được sàng lọc, vải thiều Việt sẽ được đưa vào máy phun khử trùng bằng khí Methyl Bromide trong 3 giờ.
Các quả vải sẽ được đổ vào rổ để tiếp tục quá trình ngâm nước lạnh.
2 thùng vải được đổ vào 1 rổ để đảm bảo chất lượng vải.
Vải sẽ được ngâm vào nước đá lạnh để làm mát và làm sạch nấm mốc.
Tiếp tới, trái vải sẽ được ngâm tiếp vài chất hữu cơ để giữ được độ tươi của vải.
Vải sẽ được sàng lọc thêm 1 lần nữa trước khi được cân và đóng vào thùng.
Các thùng vải sẽ được trữ vào tủ lạnh duy trì ở nhiệt độ -1 độ C
Sau khi các lô vải hoàn thành quá trình đóng gói, chuyên gia Nhật cùng cơ quan kiểm dịch của Việt Nam tiếp tục chọn ra 3% trong lô vải xuất khẩu của mỗi công ty để kiểm tra lần cuối.
Quá trình kiểm tra kết thúc, các lô vải Việt sẽ được dán tem xuất khẩu và đưa lên container và chuẩn bị "xuất ngoại" bằng đường biển.
Dự kiến, 7 ngày sau lô vải (mỗi lô khoảng 3 tấn) đi bằng đường biển sẽ cập cảng Nhật Bản và sẽ sớm được bày lên kệ của các siêu thị Nhật. Các đơn vị nhập khẩu của Nhât là Sunrise farm và Yufruits Co Ltd,. đang háo hức chờ đón sự xuất hiện của các lô hàng quả vải tươi của Việt Nam bày bán tại hệ thống siêu thị Nhật Bản.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hội chợ đặc sản 2024: Cầu nối đưa sản phẩm Việt vươn xa
Giá vàng trong nước ngày 22/11: Tiếp tục tăng mạnh
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá vàng thế giới: Tăng mạnh, đạt đỉnh hơn một tuần qua
Đề xuất ưu đãi thuế cho doanh nghiệp doanh thu thấp
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh