Để nông sản Việt 'danh chính, ngôn thuận' vào EU
Cao Bằng: Làm giàu từ mô hình kinh tế vườn, rừng / Con nợ tự tử: Cảnh báo về những cái “bẫy” của hợp đồng vay tiêu dùng, vay qua app điện thoại
Ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc CTCP nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (Cần Thơ), cho biết điều mà công ty tâm đắc là đã đàm phán với đối tác ở một số quốc gia EU nhằm để ngay nhãn mác gạo của “Trung An Rice” trên bao bì chứ không phải như từ trước đến giờ là các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu (XK) gạo Việt sang EU đều mang nhãn mác nước ngoài.
Xuất khẩu với nhãn mác Việt
“Chúng tôi đã đấu tranh, đàm phán được việc đặt nhãn mác của công ty trên bao bì. Hôm 29/6/2020 lần đầu tiên công ty đã xuất thành công 3 container gạo thơm chất lượng cao bằng nhãn mác của Trung An sang thị trường Pháp sau thời gian đàm phán”, ông Bình hào hứng chia sẻ.
Và vị giám đốc này kỳ vọng lớn vào việc tiêu thụ gạo chất lượng cao của công ty vào thị trường EU thông qua ưu đãi thuế quan của EVFTA sau khi gạo Việt đã trải qua quãng thời gian chịu mức thuế suất từ 5% đến 45%. Nhất là mức giá thu mua gạo Việt của EU đang rất tốt cho phía DN XK.
Trao đổi với Thời báo Kinh Doanh bên lề hội nghị hỗ trợ DN tận dụng cơ hội phát triển XK nông lâm thuỷ sản sang thị trường EU, thực thi hiệu quả EVFTA được tổ chức ở Tp.HCM ngày 30/6, ông Phạm Thái Bình cho rằng sắp tới ông sẽ tập trung đưa mặt hàng gạo chất lượng cao mang nhãn mác của công ty đi vào siêu thị của các quốc gia EU. Đó là điều mà DN hướng tới.
Còn hiện nay, theo ông Bình, phía công ty đang tiếp tục đẩy mạnh việc tìm kiếm thêm các đối tác ở EU như Pháp, Ba Lan, Đan Mạch...để gia tăng XK gạo chất lượng cao. Việc XK gạo vào EU không vướng mắc gì, tuy nhiên do thị trường này cho hạn ngạch nhập khẩu gạo từ Việt Nam còn rất thấp và có quá trình đàm phán khá khắc khe.
Không chỉ với mặt hàng gạo Việt chất lượng cao, để tận dụng ưu đãi thuế quan từ EVFTA thì việc nâng chất nông sản Việt XK vào EU bằng nhãn mác Việt được cho là rất cần thiết trong lúc này.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết trên cơ sở thực hiện EVFTA của Chính phủ thì phía Bộ NN&PTNT sẽ ban hành kế hoạch thực hiện riêng, trong đó có việc tập trung tổ chức sản xuất nâng cao chất lượng nông sản theo các quy định quốc tế. Nhất là xây dựng hài hoà các tiêu chuẩn, quy chuẩn đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của thị trường EU.
Theo ông Cường, thời gian tới cần thu hút và thúc đẩy DN XK nông sản tăng cường đầu tư chế biến sâu nhằm nâng cao giá trị gia tăng để tận dụng tốt ưu đãi thuế quan từ EVFTA, đặc biệt là đối với nông lâm thuỷ sản đã qua chế biến.
“Chúng ta cần làm sao để khẳng định những ngành hàng nông lâm thuỷ sản Việt bắt kịp xu hướng ứng dụng công nghệ tốt nhất, tận dụng những quy trình quản lý tốt nhất của thời kỳ công nghiệp4.0 để làm ra giá thành một cách cạnh tranh phù hợp nhất nhưng chất lượng tốt nhất nhằm đáp ứng tốt các tiêu chuẩn của thị trường EU”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.
Chấp nhận đương đầu thách thức mới
Còn theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, bên cạnh những cơ hội, tiềm năng từ Hiệp định EVFTA như đã nêu trên, XK nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian tới sẽ bước vào “sân chơi” lớn, cũng phải chấp nhận đương đầu với các khó khăn, thách thức mới.
Cụ thể, rào cản kỹ thuật đối với hàng hóa nông, lâm, thủy sản nhập khẩu từ phía EU rất chặt chẽ. Cho đến nay, EU vẫn là thị trường có yêu cầu về hàng rào kỹ thuật rất cao, đặc biệt là về kiểm dịch động, thực vật, về quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, chống khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) khai báo nguồn gốc gỗ hợp pháp...
EVFTA được cho là có ưu đãi với những quy định SPS (kiểm dịch động thực vật) linh hoạt nhưng một số ngành hàng nông, thủy sản của nước ta như hồ tiêu, chè, rau quả….
Mặc dù chất lượng sản phẩm nông sản Việt XK sang EU trong thời gian qua đã được cải thiện, thế nhưng, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng trước hàng rào kỹ thuật về tiêu chuẩn, kiểm dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm của EU và để phát triển XK một cách bền vững, thì ngành nông nghiệp của Việt Nam cần phải tổ chức lại sản xuất để đảm bảo nguồn hàng có chất lượng, giá trị gia tăng cao.
Đặc biệt là cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý, giám sát từ khâu sản xuất đến chế biến, bảo quản sau thu hoạch, truy xuất nguồn gốc, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) lưu ý, cần có sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp để có thể tận dụng EVFTA cho việc XK nông sản.
Vậy, giải pháp để nâng chất lượng nông lâm thuỷ sản XK sang EU là gì ? Đứng ở góc độ quản lý, theo ông Toản, đó là cần tập trung xây dựng kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 nhằm nâng cao năng suất và chất lượng, giá trị gia tăng mặt hàng nông sản.
Bên cạnh đó, ông Toản nhấn mạnh đây là lúc cần phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp 4.0 và triển khai mạnh mẽ việc xây dựng mã số vùng trồng, chỉ dẫn địa lý, đảm bảo truy xuất nguồn gốc, chứng chỉ bền vững…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước sáng 25/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đi ngang
Công ty Cổ phần Dệt may Thắng Lợi bị xử phạt
Doanh nghiệp gặp khó, VCCI đề nghị giảm thuế VAT hàng hoá dịch vụ xuống 8%
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD có vượt mốc 108 điểm?
Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc giảm thêm, miền Nam tăng nhẹ
Việc nâng chất nông lâm thuỷ sản Việt XK vào EU bằng nhãn mác Việt là rất cần thiết trong lúc này