Đề xuất mở kênh liên lạc thường xuyên giữa Văn phòng SPS Việt Nam với Bộ ngoại giao
'Nút thắt cổ chai' trong chuỗi giá trị nông sản xuất khẩu của ĐBSCL / 5 loại nông sản xuất khẩu tăng mạnh nhất tháng 3
Chiều 24/6 (giờ Geneva, Thụy Sĩ), Đoàn công tác Việt Nam dự Phiên họp thứ 83 của Ủy ban SPS-WTO có buổi làm việc với Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai- Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hiệp quốc, WTO và các tổ chức quốc tế khác.
Tại buổi gặp, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai đánh giá cao công tác tổ chức, triển khai, phối hợp giữa các thành viên trong đoàn công tác. Bà cho rằng việc cụ thể, chi tiết hóa những thực thi theo cam kết SPS sẽ giúp nông sản Việt Nam nâng cao được giá trị và chinh phục được ngày càng nhiều thị trường trên thế giới.
Nhằm tăng cường hơn nữa công tác phối hợp, cung cấp trao đổi thông tin giữa các bên, đáp ứng yêu cầu sản xuất theo tín hiệu thị trường, bà Mai đề xuất mở kênh liên lạc thường xuyên giữa Văn phòng SPS Việt Nam với Bộ ngoại giao và đại sứ các nước.
Với hệ thống đại sứ và tham tán thương mại trải khắp thế giới, bà Mai tin tưởng, đây sẽ là một nguồn dữ liệu quan trọng, giúp người sản xuất trong nước tiếp cận một cách nhanh chóng, kịp thời với các thị trường xuất khẩu, nhất là trong bối cảnh tận dụng ưu đãi từ những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới là một xu thế nổi trội.
"Những kết quả từ phiên họp vừa qua rất tốt đẹp. Chúng tôi mong nhận được thêm những báo cáo, phản hồi từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương và các đơn vị liên quan, đồng thời lấy đó làm căn cứ để truyền tải thông điệp tới đại sứ các nước”, bà Mai nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước sáng 25/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đi ngang
Doanh nghiệp gặp khó, VCCI đề nghị giảm thuế VAT hàng hoá dịch vụ xuống 8%
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD có vượt mốc 108 điểm?
Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc giảm thêm, miền Nam tăng nhẹ
PGBank đẩy mạnh ký kết hợp tác cùng doanh nghiệp địa phương