Điểm mới của Thông tư 23/2018/TT-BYT về thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn
(DNVN) - Thông tư 23/2018/TT-BYT có một điểm mới, đó là nếu chủ sản phẩm tự nguyện thu hồi sản phẩm của mình thì sẽ có quyền tự lựa chọn áp dụng 1 trong 4 hình thức xử lý.
10 tháng, toàn hệ thống Kho bạc Nhà nước từ chối chi hơn 56 tỷ đồng / Ngoài ngân hàng còn có 580 đại lý thu đổi ngoại tệ hợp pháp
Ngày 14/9/2018, Bộ Y tế ban hành Thông tư 23/2018/TT-BYT quy định chi tiết về việc thu hồi và xử lý thực phẩm không đảm bảo an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế.
Thông tư quy định trình tự, trách nhiệm thu hồi và xử lý sau thu hồi đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm (sau đây gọi tắt là sản phẩm) không bảo đảm an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế.
Theo thông tư có 2 hình thức thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn:
Thu hồi tự nguyện là việc thu hồi sản phẩm do tổ chức, cá nhân đăng ký bản công bố hoặc tự công bố sản phẩm (sau đây gọi tắt là chủ sản phẩm), tự nguyện thực hiện khi tự phát hiện hoặc nhận được thông tin phản ảnh của tổ chức, cá nhân về sản phẩm không bảo đảm an toàn do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và không thuộc trường hợp thu hồi bắt buộc.
Thu hồi bắt buộc là việc chủ sản phẩm thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn theo quyết định thu hồi của cơ quan có thẩm quyền sau đây: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ tự công bố hoặc cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm); Cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
Sản phẩm phải thu hồi được xử lý theo 1 trong 4 hình thức sau:
- Khắc phục lỗi ghi nhãn: áp dụng đối với trường hợp sản phẩm vi phạm về ghi nhãn so với hồ sơ tự công bố hoặc hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm;
- Chuyển mục đích sử dụng: áp dụng đối với trường hợp sản phẩm vi phạm có nguy cơ gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng không sử dụng được trong thực phẩm nhưng có thể sử dụng vào lĩnh vực khác;
- Tái xuất: áp dụng đối với trường hợp sản phẩm nhập khẩu có chất lượng, mức giới hạn an toàn không phù hợp với hồ sơ tự công bố hoặc hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm hoặc gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng;
- Tiêu hủy: áp dụng đối với trường hợp sản phẩm có chỉ tiêu chất lượng hoặc mức giới hạn an toàn không phù hợp với hồ sơ tự công bố hoặc hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, không thể chuyển mục đích sử dụng hoặc tái xuất theo quy định trên.
Tuy nhiên, có một điểm mới đó là nếu chủ sản phẩm tự nguyện thu hồi sản phẩm của mình thì sẽ có quyền tự lựa chọn áp dụng một trong 04 hình thức xử lý nêu trên.
Thông tư số 23/2018/TT-BYT thay thế thông tư số 17/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế và Quyết định số 4930/QĐ-BYT ngày 15/9/2016 của Bộ Y tế về đính chính thông tư số 17/2016/TT-BYT.
Thông tư 23/2018/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 01/11/2018.
PV
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 3/1/2025: SJC cùng vàng nhẫn tăng vọt
Giá ngoại tệ ngày 3/1/2025: USD đạt mức cao mới, Index vượt ngưỡng 109
Giá nông sản ngày 3/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ mức cao
Giá heo hơi ngày 3/1/2025: Ổn định trên cả nước
Đà Nẵng: Tổ chức 14 điểm bán hàng bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ 2025
VietinBank đẩy mạnh ứng dụng AI
Cột tin quảng cáo