Doanh nghiệp cần lên trước kịch bản ứng phó với biến động trên thế giới
Hướng tới 10 tỷ USD kim ngạch thương mại Việt Nam – Philippines vào 2025 / Môi giới bất động sản qua... TikTok
Thưa ông, những diễn biến ở Biển Đỏ đã có những tác động như thế nào đối với doanh nghiệp Việt Nam?
Biển Đỏ nằm trên tuyến đường hằng hải nối liền châu Á, châu Âu và bờ đông của Bắc Mỹ; là khu vực mà doanh nghiệp Việt Nam đang xuất khẩu lớn. Khu vực châu Âu, Bắc Mỹ thì đều là những thị trường chúng ta đang xuất khẩu mạnh, trong đó, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam hiện nay.
Xung đột ở Biển Đỏ làm cho các hãng tàu lớn phải chuyển hướng các hải trình, do vậy sẽ khiến tuyến đường kéo dài hơn 12- 15 ngày, dẫn tới việc gia tăngchi phí đáng kể. Điều nàyảnh hưởng đến các khách hàng của doanh nghiệp xuất nhập khẩuViệt Nam. Việc phải bù đắp thêm chi phí phát sinh cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động giao thương của doanh nghiệp với đối tác tại châu Âu và châu Mỹ.
Đến nay doanh nghiệp đã phản ánh mức độ ảnh hưởng như thế nào, thưa ông?
Đến nay, một số doanh nghiệp, hiệp hội như dệt may, da giày, thuỷ sản đã cho biết, giá cước đường biển từ Việt Nam đi Châu Âu đã tăng đáng kể. Ví dụ trước đây, giá cước trong phạm vi từ 1.700 - 2.200 USD/container thì hiện nay đã tăng lên hơn 4.000 USD/container, tăng lên gấp đôi. Bên cạnh đó, một số hàng thầu hoặc thu thêm phụ phí do vấn đề xung đột, phụ phí này thêm chi phí nói chung.
Vấn đề nữa là chi phí bảo hiểm cho hàng hóa gia tăng vì độ rủi ro lớn hơn, nguy cơ hàng hoá bị ảnh hưởng, bị mất, bị hư hỏng cao hơn, nên các hãng bảo hiểm cũng thu phí bảo hiểm cao hơn. Tất cả những chi phí này đểu đổ dồn lên hàng hoá, gây ảnh hưởng đến lưu thông hàng hoá xuất nhập khẩu.
Thưa ông, Bộ Công Thương đã có khuyến cáo gì đối với các doanh nghiệp và Hiệp hội về vấn đề này?
Trước tình hình này, ngay từ cuối tháng 12/2023, Bộ Công Thương đã có văn bản thông tin đến các doanh nghiệp cũng như các hiệp hội trong lĩnh vực xuất nhập khẩu để theo dõi chặt chẽ tình hình biến động ở Biển Đỏ hiện nay. Cùng với đó, chúng ta cũng có đàm phán với các đối tác về việc kéo dài thời gian giao hàng, nhận hàng để tránh việc kiện tụng, phạt phát sinh do việc giao chậm hàng.
Bên cạnh đó, chúng ta thấy một bài học từ dịch COVID-19, khi đóchuỗi cung ứng trên thế giới cũng có những điểm nhạy cảm, dễ có thể bị đứt gãy hoặc là tổn thương làm cho chi phí hàng hóa tăng lên. Do vậy, các doanh nghiệp cũng cần phải có những phương án dự phòng ứng phó trong trường hợp như vậy. Kể cả khiký hợp đồng với khách hàng, đối tác thì chúng ta cũng đã phải lường trước được những điều như vậy để đưa vào hợp đồng những điều khoản rõ ràng, khi xảy ra các trường hợp nàythì trách nhiệm của các bên đến đâu. Đặc biệt làtrách nhiệm của phía Việt Nam với tư cách của doanh nghiệp xuất khẩu cũng như doanh nghiệp nhập khẩu, những chi phí phát sinh do những biến động như vậy cần xác định rõ, hạn chế thấp nhất tác động bất lợi của những sự kiện như Biển Đỏ.
Việccó chuẩn bị để ứng phó với những biến động trên thế giới là hết sức cần thiết, đặc biệt với đất nước có độ mở của nền kinh tế lớn như Việt Nam và số lượng doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu lớn thì càng cần thiết. Sự chuẩn bị tốt nhất của doanh nghiệp là các kịch bản để trao đổi với đối tác, khách hàng. Mặt khác, công cụ giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro chính là bảo hiểm. Doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu, nắm vững quy tắc để mua bảo hiểm phù hợp, hạn chế những tổn thất phát sinh. Đặc biệt, doanh nghiệp cần đa dạng hoá khách hàng, đa dạng hóa nguồn cung là yếu tố cần thiết.
Trân trọng cảm ơn ông!
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Công ty Cổ phần Dệt may Thắng Lợi bị xử phạt
PGBank đẩy mạnh ký kết hợp tác cùng doanh nghiệp địa phương
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc giảm thêm, miền Nam tăng nhẹ
Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD có vượt mốc 108 điểm?
Giá vàng trong nước sáng 25/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đi ngang