Doanh nghiệp Việt "gõ cửa" thị trường ASEAN giàu tiềm năng
An Giang: Bắt lô hàng đồ gỗ không rõ nguồn gốc trị giá 700 triệu đồng / Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vẫn "bứt phá" bất chấp khó khăn
ASEAN là thị trường xuất khẩu đứng thứ 4 của Việt Nam sau Mỹ, Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU). ASEAN có lợi thế là thị trường gần gũi giúp doanh nghiệp (DN) xuất khẩu của Việt Nam tiết kiệm chi phí vận chuyển, lưu kho bãi, đồng thời có nhiều lựa chọn phương thức vận chuyển hàng hóa như vận tải đường biển, đường bộ, hàng không.
Nhiều mặt hàng xuất khẩu tiềm năng
Bước vào giai đoạn phục hồi sau đại dịch Covid-19, các nước ASEAN đang có nhu cầu lớn trong nhập khẩu hàng hóa, là cơ hội cho các DN Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá vào khu vực này. Theo ông Nguyễn Phúc Nam, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á-châu Phi (Bộ Công Thương), hiện các nước ASEAN đẩy nhanh triển khai các biện pháp phục hồi kinh tế sau đại dịch như các cam kết về mở cửa thị trường, đảm bảo các chuỗi cung ứng. “Thuận lợi hóa thương mại sẽ là điều kiện hết sức thuận lợi để các DN Việt Nam khai thác hơn nữa tiềm năng khu vực thị trường này, trong đó điển hình là các thị trường Thái Lan và Singapore”, ông Nam gợi ý.
Thời gian qua, Thái Lan là đối tác thương mại lới nhất của Việt Nam tại khu vực ASEAN. Bà Trần Thị Thanh Mỹ, Tham tán thương mại Việt Nam tại Thái Lan dẫn số liệu từ Cơ quan Hải quan Thái Lan cho hay, trong 10 tháng năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của quốc gia này đạt trên 443 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Thái Lan là nguyên liệu đầu vào, nhiên liệu phục vụ sản xuất trong nước chứng tỏ ngành sản xuất Thái Lan phục hồi mạnh sau ảnh hưởng dịch Covid-19.
“Hiện nay, Việt Nam là đối thác thương mại lớn thứ 2 của Thái Lan trong khu vực ASEAN và thứ 5 trên thế giới. Mặt hàng tăng trưởng cao là dầu thô, xăng dầu, quặng, than đá, kim loại, thuỷ sản… Việt Nam và Thái Lan còn nhiều tiềm năng đẩy mạnh hợp tác thương mại. Mặt hàng có nhiều tiềm năng nhất là thực phẩm, thuỷ sản, một số sản phẩm nông sản thế mạnh của Việt Nam như hạt điều, cà phê, tiêu, rau củ…”, bà Trần Thị Thanh Mỹ nói.
Trong khu vực ASEAN, Singapore cũng là thị trường để hàng hoá Việt Nam có nhiều cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới. Bà Trần Thu Quỳnh, Tham tán thương mại Việt Nam tại Singapore cho biết, Singapore đang có nhu cầu tìm kiếm nhà xuất khẩu mới như Việt Nam. “Hiện nay, Singapore rất quan tâm tới vấn đề hợp tác sản xuất lương thực, thực phẩm tại Việt Nam để xuất khẩu sang Singapore, bởi nước này đặt mục tiêu tự chủ 30% lương thực vào năm 2030”, bà Trần Thu Quỳnh nói.
Thông tin thị trường cần được cập nhật liên tục
Mặc dù được đánh giá là thị trường giàu tiềm năng, song Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á-châu Phi – ông Nguyễn Phúc Nam cũng cho rằng, đến nay vẫn còn nhiều DN Việt Nam chưa dành sự quan tâm đúng mức cho thị trường này, hoặc chưa nắm bắt được thông tin về thị trường cụ thể, nhất là từ khi dịch Covid-19 bùng phát.
Nhằm ứng phó với dịch bệnh cũng như phục hồi kinh tế, hỗ trợ sản xuất trong nước, các nước ASEAN đã ban hành nhiều chính sách, quy định mới liên quan đến kinh tế thương mại, xuất nhập khẩu, thông quan, phòng dịch, ảnh hưởng đến hàng hóa XK của Việt Nam. Một số quy định về phòng dịch có thể thay đổi rất nhanh, đột ngột, gây khó khăn cho DN nếu như không nắm bắt được thông tin kịp thời, đầy đủ và chính xác… là những điều DN cần đặc biệt lưu ý.
Theo bà Trần Thị Thanh Mỹ, thời gian gần đây, trong bối cảnh dịch bệnh không thể trao đổi trực tiếp với đối tác, Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan nhận được kiến nghị cao gấp 2, 3 lần so với trước dịch liên quan đến tình trạng DN gặp lừa đảo cả 2 chiều xuất và nhập khẩu. Trong đó nhiều hơn là trường hợp DN Việt Nam bị lừa đảo khi ký đơn hàng nhập khẩu nông sản, giấy A4 từ Thái Lan.
“Khi nào DN có các giao dịch cảm giác không thực sự yên tâm, không xác minh được, DN có thể trao đổi với Thương vụ Việt Nam tại các nước để nhận được sự hỗ trợ kịp thời như xác minh DN, tư vấn giảm thiểu tối đa rủi ro DN có thể gặp”, bà Trần Thị Thanh Mỹ khuyến cáo.
Lưu ý đối với thị trường Singapore, Tham tán thương mại Việt Nam tại Singapore Trần Thu Quỳnh cho rằng, sản phẩm của Việt Nam còn rất kém cạnh tranh về giá so với sác sản phẩm cùng loại của Malaysia, Trung Quốc, Indonesia... DN vừa và nhỏ Việt Nam cũng ít quan tâm đến công tác giới thiệu sản phẩm. Bên cạnh đó, các DN Việt chưa dành nhiều quan tâm cũng như nguồn lực thích đáng cho việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, xu hướng thị trường, cơ hội ngành hàng.
“Để tồn tại được, DN không thể bỏ qua khâu nghiên cứu thị trường. Thương vụ Việt Nam tại Singapore cũng như các thị trường khác sẵn sàng giúp DN nghiên cứu thông tin về đối thủ cạnh tranh cũng như cơ cấu thị trường”, bà Trần Thu Quỳnh khẳng định.
Năm 2020, do tác động từ dịch Covid-19, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá giữa Việt Nam-ASEAN có giảm nhẹ 6,8% so với năm 2019, đạt 53,6 tỷ USD. Tuy nhiên, năm 2021, thương mại Việt Nam-ASEAN đã phục hồi, lấy lại đà tăng trưởng. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam-ASEAN trong 10 tháng năm 2021 đạt 56,6 tỷ USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2020, cao hơn mức tăng trưởng xuất nhập khẩu trung bình của Việt Nam với thế giới là 22,6%.
|
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước sáng 25/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đi ngang
Công ty Cổ phần Dệt may Thắng Lợi bị xử phạt
Doanh nghiệp gặp khó, VCCI đề nghị giảm thuế VAT hàng hoá dịch vụ xuống 8%
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD có vượt mốc 108 điểm?
Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc giảm thêm, miền Nam tăng nhẹ