EU xác định Việt Nam là đối tác ưu tiên
Xuất khẩu nông sản sang EU, Mỹ, Trung Quốc: Chuyên gia "bắt bệnh" những hạn chế của doanh nghiệp Việt / Xuất khẩu vào EU tiếp tục phát huy lợi thế trong năm 2022
Chiều 23/6 (giờ Geneva, Thụy Sĩ), Đoàn công tác Việt Nam gồm Đại diện Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và các Tổ chức quốc tế khác tại Geneva, Đại diện Bộ Công Thương do Văn phòng SPS Việt Nam dẫn đầu đã họp song phương với phía EU.
Đây là sự kiện bên lề phiên họp thứ 83 của Ủy ban SPS-WTO, diễn ra từ 22-24/6.
Tại buổi làm việc, TS Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, Trưởng Đoàn công tác Việt Nam kiến nghị EU loại thanh long, rau mùi, húng quế (ngọt), bạc hà, ngò tây và đậu bắp ra khỏi danh sách các sản phẩm tạm thời thiết lập tần suất kiểm tra danh tính và thực tế.
Đoàn Việt Nam cũng đề nghị EU xem xét và cung cấp số liệu về mức độ không tuân thủ của mì ăn liền, liên quan đến tiêu chuẩn dư lượng Ethylene oxide (từ tháng 1/2022 đến nay). Trên cơ sở đánh giá tần suất tuân thủ các yêu cầu, quy định về dư lượng Ethylene oxide trong quy trình kiểm soát của doanh nghiệp, Việt Nam đề xuất EU xem xét loại bỏ các biện pháp xác nhận trên chứng thư.
Đại diện Bộ Công Thương cho rằng đối với mì ăn liền, EU chưa có sự thống nhất về phương pháp kiểm tra sản phẩm của hải quan tại mỗi quốc gia. Hoạt động này đang gây nhiều khó khăn và tốn kém cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.
Ngoài mì ăn liền, tần suất kiểm tra thanh long và các loại rau gia vị cũng được đoàn Việt Nam nêu ra trong buổi làm việc.
Lắng nghe những ý kiến từ phía Việt Nam, TS Lorenzo Terzi, Trưởng đoàn đàm phán EU trong Ủy ban SPS/WTO chia sẻ: Bộ phận kỹ thuật của Việt Nam và EU theo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) cần phối hợp rà soát số liệu thống kê về các cảnh báo của EU đối với nông sản Việt Nam làm căn cứ để giảm tần xuất hoặc huỷ kiểm tra sản phẩm nông sản của Việt Nam.
“Phía EU đánh giá cao buổi làm việc này và nếu phía Việt Nam có dữ liệu thống kê về các hoạt động, cũng như tuân thủ tốt các quy định về an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh động, thực vật thì có thể gửi cho EU để làm cơ sở tham khảo”, ông Terzi bày tỏ.
Hưởng lợi từ Hiệp định EVFTA, Việt Nam được EU xác định là đối tác ưu tiên. Trên cơ sở đó, EU thống nhất đầu mối liên lạc việc thực thi các cam kết SPS, theo đúng tinh thần Hiệp định, là Văn phòng SPS Việt Nam và Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam. Đây là cầu nối để thúc đẩy thương mại nông sản giữa hai bên.
Tại buổi làm việc, EU đề nghị Việt Nam xem xét hồ sơ mở cửa thị trường cho một số mặt hàng của khối này vào Việt Nam, cũng như chi tiết hóa các quy định về phụ gia thực phẩm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thủ tướng yêu cầu giảm mặt bằng lãi suất cho vay
Đại biểu Quốc hội đề xuất áp thuế suất ưu đãi cho cơ quan báo chí
Giá vàng thế giới ngày 28/11: Phục hồi sau chuỗi ngày giảm sâu
Đầu tư Khai khoáng và Quản lý Tài sản FLC GAB bị xử phạt
Giá ngoại tệ ngày 28/11/2024: USD chững lại tại một số ngân hàng thương mại lớn
Giá nông sản ngày 28/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh