Giá heo hơi ngày 15/9/2022: Dự báo giá thức ăn chăn nuôi tiếp tục tăng
[INFOGRAPHIC] Giá xăng giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm / Hạn chế rủi ro đầu tư chứng khoán nhờ quy định mới
Cụ thể, toàn miền có duy nhất tỉnh Bắc Giang giá heo hơi báo giảm 2.000 đồng/kg xuống mức 65.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại không thay đổi. Tại tỉnh Thái Bình giá heo hơi ở mức cao nhất toàn miền 68.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Phú Thọ, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Ninh Bình, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hưng Yên, Nam Định giá heo hơi ở mức 66.000 - 67.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Yên Bái, Hà Nam giá heo hơi được thu mua với mức 65.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 65.000 - 68.000 đồng/kg.
Giá heo hơi ngày 15/9/2022: Cao nhất đạt 68.000 đồng/kg. Ảnh: Thế Hiển
Giá heo hơi tại miền Trung - Tây Nguyên
Cụ thể, tại tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa giá heo hơi ở mức 63.000 - 66.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Đắk Lắk, Ninh Thuận, Bình Thuận giá heo hơi hôm nay đang ở mức 58.000 - 59.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên đang dao động trong khoảng từ 58.000 - 66.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại miền Nam
Cụ thể, tại tỉnh An Giang giá heo hơi đạt mức 66.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Vĩnh Long, Tiền Giang, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Cần Thơ, Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa Vũng Tàu, Sóc Trăng giá heo hơi ở mức 60.000 - 63.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Hậu Giang, Trà Vinh giá heo hơi được thu mua với mức 59.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 59.000 - 66.000 đồng/kg.
Dự báo giá thức ăn chăn nuôi tiếp tục tăng
Theo dữ liệu từ trang trading economics, giá nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi như đậu tương và ngô đang có xu hướng tăng trở lại kể từ giữa tháng 7. Theo đó, tính đến ngày 14/9, giá đậu tương giao sau giao dịch ở mức 15,13 USD/giạ (1 giạ = 27,2 kg), tăng 16% từ mức đáy 7 tháng thiết lập hôm 22/7. Cùng lúc, giá ngô giao dịch ở mức 7,11 USD/giạ, tăng 27% so với hôm 22/7.
Điều này dấy lên lo ngại giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu thời gian tới sẽ tăng trở lại khi lượng tồn kho của đợt hàng giảm giá của trong tháng 6 - 7 của các doanh nghiệp cạn dần.
Tại buổi Họp báo Triển lãm VietStock EXPO & FORUM 2022, ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục Trưởng Cục Chăn nuôi cho biết đợt tăng giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thế giới vừa qua, là do 3 nguyên nhân. Đầu tiên là xung đột giữa Nga - Ukraine leo thang. Trong khi đây là hai quốc gia sản xuất lúa mỳ, ngô và hướng dương lớn trên thế giới.
Thứ hai, các nước sản xuất ngô lớn ở Nam Mỹ, Châu Âu chịu tác động bởi biển động khí hậu và khủng hoảng năng lượng khiến chi phí tăng cao.
Cuối cùng Covid-19 cũng ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng, ảnh hưởng đến nguồn cung nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.
“Chúng tôi cho rằng năm 2023, giá thức ăn chăn nuôi vẫn chưa thể hạ nhiệt do căng thẳng giữa Nga - Ukraine chưa biết khi nào kết thúc”.
Theo số liệu của của Tổng Cục Hải quan, giá đậu tương, ngô, lúa mỳ nhập khẩu duy trì ở mức cao trong suốt 2 năm qua. Tính đến tháng 8, giá đậu tương nhập khẩu trung bình ở mức 751 USD/tấn, tăng gần gấp đôi với cùng kỳ năm 2020. Giá ngô cũng tăng khoảng 90% lên 363 USD/tấn.
Điều này đẩy giá thức ăn thành phẩm tăng khoảng 30%. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhiều lần đã kêu gọi doanh nghiệp sản xuất thức ăn kìm giá bán để hạ giá thành chăn nuôi.
Hiện tại giá thức ăn chiếm khoảng 70% chi phí chăn nuôi. Do đó, việc giá thức ăn tăng ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận hoạt động chăn nuôi. Theo số liệu của Cục Chăn nuôi, giá thành nuôi heo của doanh nghiệp lớn khoảng 50.000 đồng/kg, trong khi nông hộ là trên 60.000 đồng/kg.
End of content
Không có tin nào tiếp theo