Thị trường

Giá nông sản ngày 18/3/2023: Giá tiêu co xu hướng tăng

Giá tiêu hôm nay 18/3 ghi nhận mức tăng nhẹ tại phần lớn địa phương.

Hạ tầng kỹ thuật cho xe điện chưa đáp ứng kỳ vọng / Kiến nghị không áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường

Giá tiêu có xu hướng tăng

Giá nông sản ngày 18/3/2023: Giá tiêu co xu hướng tăng

Giá tiêu hôm nay tại Gia Lai đang được thương lái thu mua ở mức 64.000 đồng/kg. Nguồn ảnh: Internet

Giá tiêu hôm nay tại Gia Lai đang được thương lái thu mua ở mức 64.000 đồng/kg. Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 65.000 đồng/kg.

Tại Đông Nam bộ giá tiêu tiếp tục xu hướng đi ngang. Hiện giá tiêu hôm nay tại Bà Rịa Vũng Tàu đang được thương lái thu mua ở mốc 66.500 đồng/kg. Tại Bình Phước, Đồng Nai giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 65.500 đồng/kg.

Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung (Indonesia) chốt tại 3.485, giảm 0,34% USD/tấn; giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 2.950 USD/tấn; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA giữ mức 4.900 USD/tấn.

Giá tiêu trắng Muntok 6.000 USD/tấn, giảm 0,33%; giá tiêu trắng Malaysia ASTA vẫn ở 7.300 USD/tấn.

Giá tiêu đen Việt Nam giao dịch ở 3.325 USD/tấn với loại 500 g/l, loại 550g/l mức 3.375 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 4.880 USD/tấn. Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế liên tiếp điều chỉnh giá tiêu Indonesia từ đầu tuần.

 

Trong khi đó, theo bản tin mới nhất của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, thị trường tuần trước tiếp tục cho thấy phản ứng trái chiều, chỉ có giá tiêu Ấn Độ ghi nhận sự gia tăng.

Cụ thể, giá tiêu Ấn Độ tăng trong tuần từ 6/3 - 10/3, nguyên nhân một phần nhờ vào đồng Rupee Ấn Độ tăng 1% so với USD (81,92 INR/USD).

Ở chiều ngược lại, mặc dù đồng Rupee Sri Lanka tăng 9% so với USD (325,62 LKR/USD) nhưng giá tiêu nội địa Sri Lanka giảm trong tuần trước.

Tại Đông Nam Á, giá tiêu nội địa và xuất khẩu của Indonesia ghi nhận chiều hướng giảm do đồng Rupiah Indonesia giảm 1% so với USD (15.403 IDR/USD), một số nông dân trữ hàng để chờ tăng giá. Trong khi đó giá tiêu nội địa và xuất khẩu của Malaysia ổn định và không thay đổi.

Theo các chuyên gia trong ngành tiêu, nhu cầu tăng cao từ thị trường Trung Quốc là yếu tố chính thúc đẩy giá tiêu đi lên trong thời gian qua, ngay cả trong thời điểm chính vụ thu hoạch, nguồn cung dồi dào.

 

Thống kê bộ sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), Việt Nam đã xuất khẩu 40.814 tấn hồ tiêu trong 2 tháng đầu năm với kim ngạch 128,6 triệu USD, tăng 33% (10.138 tấn) về lượng nhưng giảm 9% tương đương 12,7 triệu USD về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá cà phê trong nước

Giá cà phê trong nước hôm nay 18/3 tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên tăng 500 đồng/kg.

Cụ thể, giá cà phê nhân xô (cà phê nhân, cà phê nhân tươi) tại tỉnh Lâm Đồng hiện ở các huyện như Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà được thu mua với giá từ 46.700 – 46.800 đồng/kg.

Giá cà phê tại tỉnh Gia Lai, tỉnh Kon Tum cà phê đứng ở mức giá 47.100 đồng/kg.

 

Giá cà phê hôm nay tại tỉnh Đắk Lắk tăng 500 đồng/kg, tại huyện Cư M'gar giá cà phê hiện ở mức 47.100 đồng/kg. Còn tại huyện Ea H'leo, thị xã Buôn Hồ được thu mua cùng mức 47.200 đồng/kg.

Tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua với giá 47.000 đồng/kg.

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta trên sàn London đảo chiều tăng vọt. Kỳ hạn giao ngay tháng 5 tăng 35 USD, lên 2.104 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 7 tăng 34 USD, lên 2.093 USD/tấn, các mức tăng khá mạnh. Khối lượng giao dịch duy trì trên mức trung bình.

Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn New York cùng xu hướng tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 5 tăng 7,45 cent, lên 180,05 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 7 tăng 7,00 cent, lên 178,75 cent/lb, các mức tăng rất mạnh. Khối lượng giao dịch rất cao trên mức trung bình.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu từ Cơ quan Thống kê châu Âu cho biết, năm 2022 Tây Ban Nha nhập khẩu cà phê từ thị trường thế giới đạt 376,45 nghìn tấn, trị giá 1,37 tỷ EUR (tương đương 1,46 tỷ USD), tăng 11% về lượng và tăng 47,5% về trị giá so với năm 2021.

 

Năm 2022, nguồn cung cà phê cho Tây Ban Nha chủ yếu từ các thị trường ngoại khối, lượng đạt 275,77 nghìn tấn, trị giá 911,82 triệu EUR (tương đương 973,18 triệu USD), tăng 11,5% về lượng và tăng 77,8% về trị giá so với năm 2021.

Trong đó, Việt Nam là nguồn cung cà phê lớn nhất (tính theo lượng) cho Tây Ban Nha trong năm 2022, đạt 113,55 nghìn tấn, trị giá xấp xỉ 269 triệu EUR (tương đương 287 triệu USD), tăng 21,6% về lượng và tăng 78,9% về trị giá so với năm 2021.

Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Tây Ban Nha từ thế giới tăng từ 27,53% trong năm 2021 lên 30,16% trong năm 2022.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 2/2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt trên 200 nghìn tấn, trị giá 434,9 triệu USD, tăng 40,3% về lượng và tăng 40,1% về trị giá so với tháng 01/2023, so với tháng 2/2022 tăng 43,5% về lượng và tăng 35,3% về trị giá. Tính chung 2 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 342,3 nghìn tấn, trị giá 745,28 triệu USD, giảm 7,8% về lượng và giảm 9,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Tháng 2/2023, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 2.174 USD/tấn, giảm 0,2% so với tháng 01/2023 và giảm 5,7% so với tháng 2/2022. Tính chung 2 tháng đầu năm 2023, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt 2.177 USD/tấn, giảm 1,9% so với cùng kỳ năm 2022.

 

Tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang hầu hết các thị trường truyền thống tăng, ngoại trừ Bỉ, Nhật Bản. Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê sang một số thị trường ghi nhận tốc độ tăng trưởng từ 2 đến 3 con số, gồm: Algeria, Hà Lan, Mexico, Nga, Italy.…

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm