Thị trường

Giá nông sản ngày 22/7/2022: Cà phê giảm nhẹ, tiêu tăng 500 - 1.000 đồng/kg

Ghi nhận giá nông sản ngày 22/7, mặt hàng cà phê quay đầu giảm, trong khi hồ tiêu tăng mạnh 500 - 1.000 đồng/kg so với hôm qua.

Giá xăng tiếp tục giảm "sốc", E5 RON 92 còn 25.000 đồng/lít / Giá vàng ngày 21/7/2022: Giảm mạnh

Giá nông sản ngày 22/7: Cà phê quay đầu giảm

Cụ thể, tại huyện Di Linh (Lâm Đồng) giá cà phê được thu mua với mức 42.300 đồng/kg. Tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê ở mức 42.200 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay ở mức 42.800 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (ĐắkLắk), Buôn Hồ (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 42.700 đồng/kg.

Tại Pleiku (Gia Lai), La Grai (Gia Lai), giá cà phê hôm nay đang ở mức 42.700 đồng/kg. Còn tại huyện Chư Prông (Gia Lai) được thu mua với mức thấp hơn 42.600 đồng/kg.

Tại Gia Nghĩa và Đắk R'lấp (Đắk Nông), giá cà phê lần lượt đạt mức 42.700 đồng/kg, 42.600 đồng/kg.

Tại tỉnh Kon Tum giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 42.700 đồng/kg.

Như vậy, giá cà phê hôm nay đang dao động trong khoảng từ 42.200 - 42.800 đồng/kg.

Trên thị trường thế giới, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 9/2022 được ghi nhận tại mức 1.987 USD/tấn sau khi giảm 0,55% (tương đương 11 USD). Giá cà phê arabica giao tháng 9/2022 tại New York đạt mức 215,85 US cent/pound, giảm 1,05% (tương đương 2,3 US cent).

Giá nông sản ngày 22/7/2022: Cà phê giảm nhẹ, tiêu tăng500 - 1.000 đồng/kg

Ảnh minh họa. Ảnh: Nguyên Hoàng

Tại Việt Nam, sản lượng cà phê trong niên vụ 2022 - 2023 được dự báo đạt 30,9 triệu bao, giảm 700.000 bao so với vụ thu hoạch kỷ lục của năm ngoái.

Diện tích canh tác được dự báo không thay đổi so với năm trước, với hơn 95% tổng sản lượng vẫn là robusta.

Mùa mưa bắt đầu sớm hơn những năm trước giúp cà phê ra hoa và phát triển tốt, đồng thời điều kiện thời tiết ẩm ướt hơn bình thường cũng giúp giảm chi phí tưới tiêu.

Tuy nhiên, giá phân bón tăng vọt lên tới 70% trong 6 tháng qua trong khi giá cà phê trong nước vẫn đi ngang khiến nông dân giảm sử dụng phân bón, điều này có thể dẫn đến sự sụt giảm năng suất và sản lượng so với năm trước.

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam được dự báo sẽ giảm 1 triệu bao trong niên vụ 2022 - 2023, xuống 25 triệu bao và tồn kho cuối kỳ gần như không đổi ở mức 3,5 triệu bao.

 

Trong khi đó, tại Ấn Độ, sản lượng được dự báo sẽ tăng 200.000 bao lên 5,7 triệu bao do thời tiết thuận lợi trong giai đoạn ra hoa và đậu trái, điều này dự kiến sẽ cải thiện đáng kể năng suất cà phê arabica và robusta.

Xuất khẩu cà phê của Ấn Độ được dự báo sẽ tăng 100.000 bao lên 3,9 triệu bao trong niên vụ 2022 - 2023, trong khi tồn kho vẫn ổn định.

Giá nông sản ngày 22/7: Tiêu tăng 500 - 1.000 đồng/kg

Cụ thể, tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay mạnh 1.000 đồng/kg lên 71.000 đồng/kg.

Tương tự, tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay cũng tăng 1.000 đồng/kg lên mức 69.500 đồng/kg.

 

Còn tại tỉnh Đắk Lắk - Đắk Nông giá tiêu hôm nay tăng 500 đồng/kg lên mức 68.500 đồng/kg.

Tại tỉnh Đồng Nai, Gia Lai giá tiêu hôm nay tăng 500 đồng/kg lên 67.500 đồng/kg.

Như vậy, giá hồ tiêu toàn miền hôm nay dao động trong khoảng 67.500 - 71.000 đồng/kg.

Trên các diễn đàn, nông dân các vùng trồng tiêu đang động viên nhau giữ hàng, giữ giá để chờ đợi thị trường hồi phục vào cuối năm. Tuy nhiên, thực tế là lượng tiêu còn tồn trong dân không nhiều, chủ yếu hàng hóa đã được các đại lý hoặc chủ vựa thu mua.

Người trồng tiêu hiện nay đang khá phân vân không biết nên bán hay tiếp tục găm giữ hàng. Dự báo cung cầu cho thấy nguồn cung đang giảm sút trong khi nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu thường tăng cao vào cuối năm.

 

Thực tế, cửa khẩu phía Bắc hiện nay khá thông thoáng, nhu cầu mua tiêu từ thị trường Trung Quốc đã bắt đầu tăng trở lại, và cân đối cung cầu vẫn cho thấy nguồn cung đang khan hiếm so với nhu cầu tiêu thụ hằng năm.

Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho biết, thị trường Mỹ và châu Âu khá trầm lắng do ảnh hưởng của lạm phát kinh tế toàn cầu. Thêm vào đó, trong 2 tuần qua tại nhiều khu vực, nguồn cung hồ tiêu khan hiếm do người nông dân găm hàng chờ giá tốt đã khiến việc tăng kim ngạch xuất khẩu trở nên khó khăn hơn. Một số chuyên gia về hàng hóa nông sản khuyến cáo nông dân trồng hồ tiêu chỉ nên bán vừa đủ chi tiêu, khi giá tăng thì bán, khi giá giảm thì ngưng. Quan trọng là không vay tiền ôm tiêu vì thị trường hiện nay rất khó lường và nhiễu loạn thông tin.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm