Góc nhìn CTCK: Thận trọng trong ngày đáo hạn phái sinh, VN-Index khó vượt cản 1.470 điểm
Xuất khẩu sang Anh tăng mạnh sau 1 năm thực thi UKVFTA / Kinh tế Đông Nam Á năm 2022 tiếp tục thấp hơn 10% so với kịch bản không COVID-19
Ảnh minh họa
Phiên giao dịch 16/3 diễn ra khá tích cực khi chỉ số VN-Index có phiên tăng thứ 2 liên tiếp. Dù vậy, tâm lý giới đầu tư vẫn khá thận trọng trước các biến động từ quốc tế cũng như lo ngại hoạt động cơ cấu ETFs, cũng như đáo hạn phái sinh khiến thị trường chưa thể chinh phục được mốc 1.460 điểm.
Thanh khoản thị trường khá thấp với giá trị khớp lệnh trên sàn HoSE chỉ đạt gần 16.500 tỷ đồng, giảm 19% so với phiên trước. Giao dịch khối ngoại cũng kém tích cực khi họ tiếp tục bán ròng hơn 300 tỷ đồng trên toàn thị trường.
Với diễn biến hồi phục nhưng thanh khoản liên tục sụt giảm gần đây, các Công ty chứng khoán có quan điểm khá thận trọng lúc này khi cho rằng VN-Index có thể gặp cản mạnh tại vùng 1.470 điểm.
Theo Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), việc thanh khoản tiếp tục ở mức thấp hơn trung bình 20 phiên cho thấy dòng tiền vẫn thận trọng kể từ khi thị trường lần lượt đánh mất các ngưỡng hỗ trợ. Có lẽ sự kiện đáo hạn hợp động phái sinh vào ngày 17/03 tới đã ảnh hưởng tới tâm lý giao dịch của các Nhà đầu tư.
VDSC dự báo VN-Index có thể sẽ tiếp tục hồi phục nhưng cần lưu ý áp lực của vùng cản 1.470 điểm. Do vậy, VDSC khuyến nghị nhà đầu nên quan sát diễn biến của thị trường tại vùng cản, có thể tranh thủ nhịp phục hồi để chốt lời và giảm thiểu rủi ro cho danh mục.
Chung quan điểm thận trọng, Chứng khoán Agriseco cho rằng việc VN-Index đóng cửa với cây nến Doji thể hiện trạng thái giằng co của thị trường. Mặc dù vậy, tín hiệu tích cực là áp lực bán đã suy yếu phần nào và dòng tiền bắt đầu quay lại với các mã trụ có vốn hóa lớn.
Agriseco dự báo đà tăng sẽ tiếp diễn trong phiên sáng và điều chỉnh khi chỉ số tiệm cận quanh vùng 1.465-1.470 điểm trong phiên tới. Phiên 17/3 cũng là thời điểm diễn ra phiên đáo hạn phái sinh, do đó thị trường có thể xuất hiện những biến động bất thường.
Tương tự, Chứng khoán Yuanta cho rằng thị trường có thể sẽ tiếp tục hồi phục và chỉ số VN-Index có thể sẽ kiểm định lại ngưỡng 1.470 điểm trong phiên giao dịch kế tiếp. Đồng thời, thị trường vẫn đang trong giai đoạn hồi phục kỹ thuật ngắn hạn, nhưng dòng tiền ngắn hạn vẫn suy yếu cho thấy thị trường chưa thể xác lập xu hướng tăng rõ ràng trong ngắn hạn. Điểm tích cực là dòng tiền vẫn đang có sự phân hóa, điều này thường diễn ra vào các thời điểm cơ cấu danh mục của hai quỹ ETF.
Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức cân bằng 45-50% danh mục. Đồng thời, các nhà đầu tư không nên bán hết toán bộ danh mục.
Trong khi đó, Chứng khoán SHS đánh giá việc thị trường hồi phục với thanh khoản sụt giảm cho thấy tâm lý nhà đầu tư tại thị trường Việt Nam vẫn đang có sự e dè và thận trọng nhất định nên vẫn chưa mạnh tay giải ngân trở lại. Phiên giao dịch tiếp theo ngày 17/3 sẽ là phiên đáo hạn của hợp đồng tương lai VN30 tháng 3/2022 trên thị trường phái sinh nên những biến động mạnh có thể sẽ diễn ra, nhất là vào thời điểm cuối phiên. Nhà đầu tư cần lưu ý điều này để tránh bị bất ngờ dẫn đến bị động trong các quyết định.
Tuy nhiên, nếu không có những bất ngờ về cuối phiên, SHS dự báo VN-Index có thể tiếp tục đà hồi phục hiện tại để thu hẹp dần khoảng cách với kháng cự 1.470 điểm. Những nhà đầu tư đã tham gia mua vào trong vùng hỗ trợ 1.425-1.450 điểm trong thời gian gần đây có thể tiếp tục nắm giữ danh mục hiện tại và gia tăng tỷ trọng nếu thị trường có nhịp chỉnh mạnh về hỗ trợ dài hạn quanh 1.410 điểm (MA200).
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise
Bước đệm cho tăng trưởng từ giảm 2% thuế VAT
VCCI kiến nghị lập cơ quan độc lập đốc thúc giải quyết vướng mắc, bất cập
Doanh nghiệp cần có chiến lược cạnh tranh để tham gia chuỗi liên kết FDI
Giá heo hơi ngày 26/12/2024: Biến động trái chiều trên cả nước, mức cao nhất 69.000 đồng/kg
Giá nông sản ngày 26/12/2024: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ ở mức cao