Thị trường

Giá thép chưa có dấu hiệu hạ nhiệt

Thép là một trong số nhiều mặt hàng giá liên tục "nhảy múa" thời gian gần đây.

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng liên tiếp, gạo Thái Lan giảm khá sâu / Chuyên gia cảnh báo nguy cơ sốt giá ảo bất động sản còn diễn biến phức tạp

Hình minh họa.

Hình minh họa.

Tính từ đầu tháng 3 đến nay, giá thép trong nước đã có 4 lần tăng liên tiếp ở mức 1,8-2,2 triệu đồng/tấn, tùy thương hiệu, đưa giá thép tại một số doanh nghiệp vượt 19 triệu đồng/tấn.

Một số chuyên gia nhận định, giá thép liên tục tăng chủ yếu do giá nhập khẩu nguyên liệu trên thị trường thế giới tăng vọt. Ngoài ra, chi phí vận chuyển tăng cao vì cước tàu tăng, giá xăng dầu tăng… đã khiến giá thành sản xuất của tại các công ty tăng theo.

Cùng với đó nhu cầu xây dựng, các dự án trong nước đã trở lại hoạt động khiến lượng tiêu thụ thép tăng cao.

Hiện nguồn nguyên liệu trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 20 - 30% cho nhu cầu sản xuất, nên giá thép tại Việt Nam phụ thuộc nhiều vào giá thế giới.

 

Trước đó, từ giữa tháng 2, các doanh nghiệp sản xuất đã đồng loạt tăng giá thép xây dựng lên 250.000 - 610.000 đồng/tấn. Tại Việt Nam thời gian tới, nhiều dự án đầu tư công quy mô lớn sẽ tiếp tục được triển khai, đưa sản lượng tiêu thụ thép tăng mạnh.

Nga hiện là nước xuất khẩu thép lớn trên thế giới, đặc biệt tại thị trường châu Âu (chiếm 15% thị phần xuất khẩu vào EU, cùng với 2 nước có liên quan là Ukraine và Belarus, tổng xuất khẩu thép của 3 nước này vào EU chiếm 38%). Tuy nhiên, nguồn cung từ thị trường này đang bị hạn chế nên rất khó nói trước về giá các mặt hàng trong tương lai.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm