Hà Nội sẽ triển khai phân loại biệt thự cũ
BẢN TIN TÀI CHÍNH-KINH DOANH: Thực phẩm "nhạy cảm" vào tầm ngắm, xăng và dầu giảm mỗi lít 300 đồng / BẢN TIN TÀI CHÍNH-KINH DOANH: Yêu cầu giảm hạn mức rút tiền qua ATM vào đêm khuya, người Thái mê phở Việt
Theo đó, trong tháng 9-2018 Tổ công tác liên ngành: Xây dựng, Quy hoạch - Kiến trúc, Văn hóa và Thể thao, Tài nguyên và Môi trường; Hội Kiến trúc thành phố,... sẽ kiểm tra thực tế, chụp ảnh nhà biệt thự, lập biên bản đánh giá, phân loại các biệt thự. Tháng 10.2018 họp Hội đồng thẩm định thành phố để thông qua kết quả đánh giá và phân loại danh mục biệt thự.
Trên cơ sở đó, Sở Xây dựng tổng hợp, hoàn chỉnh hồ sơ, báo cáo UBND thành phố kết quả đánh giá và phân loại danh mục biệt thự để UBND thành phố ban hành quyết định thay thế Quyết định số 7177/QĐ-UBND (ngày 28-11-2013) của UBND thành phố về danh mục nhà biệt thự cũ.
Trên địa bàn Hà Nội hiện nay có nhiều căn biệt thự xuống cấp tới mức báo động. (ảnh Reatimes)
Trước đó, từ năm 2014, UBND TP Hà Nội đã có chỉ đạo các sở, ngành liên quan tăng cường quản lý việc bảo trì, cải tạo, phá dỡ nhà biệt thự theo Quy chế quản lý, sử dụng nhà biệt thự cũ được xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn thành phố.
Theo đó, trong trường hợp đặc biệt phải phá dỡ nhà biệt thự (theo quy định tại Điều 10 Quy chế trên, đối với biệt thự nhóm 3), Sở Xây dựng, UBND quận liên quan phải kiểm tra phương án xây dựng lại công trình trên khuôn viên đất của chủ đầu tư (theo quy định là nhà thấp tầng, phù hợp với quy hoạch, kiến trúc được phê duyệt), đề xuất báo cáo UBND thành phố trước khi đề nghị cho chủ đầu tư được phá dỡ biệt thự.
Sau khi thành phố chấp thuận cho phép được phá dỡ nhà biệt thự để xây dựng lại công trình trên khuôn viên đất; Sở Xây dựng và UBND các quận chịu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát chủ đầu tư thực hiện theo đúng phương án đã được xem xét, chấp thuận.
Theo thống kê của UBND TP Hà Nội, hiện nay quỹ nhà biệt thự trên địa bàn Thủ đô còn khoảng 1.253 căn cần bảo tồn, tôn tạo, tập trung chủ yếu tại các quận Ba Đình, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa. Trong đó, qua phân loại, có đến 312 biệt thự là các công trình đã bị xuống cấp nghiêm trọng, không còn giá trị về kiến trúc, các biệt thự xây dựng sau năm 1954, các biệt thự đã bị phá dỡ trước khi có Nghị quyết 18. Có không ít biệt thự tọa lạc tại vị trí đắc địa trên những con phố lớn như Hoàng Hoa Thám, Triệu Việt Vương, Tăng Bạt Hổ, Trần Quốc Toản… khiến không ít người xót xa, tiếc nuối.
Đơn cử như,biệt thự ở số 8, phố Tăng Bạt Hổ. Đâylà một trong những căn nhà "chờ sập", tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến tính mạng của người dân. Được xây từ năm 1920, tính đến nay, căn biệt thự gần 100 năm tuổi, nhưng vẫn "oằn mình" với cuộc sống của 17 hộ gia đình. Tường nứt nẻ và bong tróc, cầu thang xập xệ, quang cảnh nhếch nhác,… khiến cho mọi người không khỏi bất an. Ngôi nhà này nằm trong diện được bảo tồn nên người dân không được cải tạo lại, chỉ được sửa một cách tạm bợ để đối phó với "thần chết".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Phạt nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử vi phạm
Doanh nghiệp cần có chiến lược cạnh tranh để tham gia chuỗi liên kết FDI
Giá vàng ngày 26/12/2024: Tiếp tục ghi nhận mức tăng nhẹ
Giá heo hơi ngày 26/12/2024: Biến động trái chiều trên cả nước, mức cao nhất 69.000 đồng/kg
Giá ngoại tệ ngày 26/12: Tỷ giá đồng USD và NDT biến động cùng chiều
Giá nông sản ngày 26/12/2024: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ ở mức cao