Thị trường

Hải Dương: Giá vải thiều ổn định ở mức cao

Thông tin từ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Thanh Hà cho biết năm nay, vải bắt đầu cho thu hoạch từ đầu tháng 5 và đến đầu tháng 7 mới kết thúc, kéo dài hơn từ 7-10 ngày so với những năm trước (cả vải chín sớm và chính vụ). Do đó, giá vải ổn định ở mức cao.

Hiệp hội ngân hàng kiến nghị không truy thu thuế GTGT với thư tín dụng L/C / Xử lý hơn 7.200 bao thuốc lá điếu nhập lậu trái phép tại Gia Lai

Ngày 20/5, giá vải sớm được thương lái mua từ 37.000-40.000 đồng/kg, cao hơn cùng thời điểm năm trước từ 10.000 -15.000 đồng/kg.

Những năm trước đây, quả vải Thanh Hà xuất khẩu sang Trung Quốc và một số nước khác chiếm khoảng 40%. Nhưng năm nay, lường trước ảnh hưởng của dịch COVID -19, huyện Thanh Hà tập trung tìm hướng tiêu thụ vải thông qua hệ thống siêu thị, DN chế biến nông sản trong nước...

Vì vậy, huyện đã tăng cường quảng bá quả vải trên các phương tiện thông tin đại chúng, gửi thư mời tới hàng trăm DN trong và ngoài nước đến tham quan, mua vải. Tổ chức hội nghị hướng dẫn DN truy xuất nguồn gốc vải thiều Thanh Hà và dự kiến tổ chức tuần lễ vải thiều tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào cuối tháng 5 và đầu tháng 6.

Sở Công Thương tỉnh Hải Dương đã đề nghị Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trong nước cùng các DN, siêu thị, hiệp hội DN phối hợp tiêu thụ vải thiều Thanh Hà. Bên cạnh đó, các xã trồng vải cũng tích cực tìm đầu mối tiêu thụ vải.

Hải Dương: Vải chín sớm giá cao, vải chính vụ hứa hẹn tiêu thụ tốt (Ảnh Internet)

Hải Dương: Vải chín sớm giá cao, vải chính vụ hứa hẹn tiêu thụ tốt (Ảnh Internet)

Đối với xuất khẩu, ngay từ đầu vụ, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hải Dương đã cử chuyên gia xuống các vùng vải của Thanh Hà để rà soát, đánh giá các vùng trồng và đề nghị cấp mã số vùng trồng vải xuất khẩu đi Nhật Bản, Mỹ, Australia, Trung Quốc... Bên cạnh đó, Chi cục cũng cử cán bộ đến tận các vùng trồng vải hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh bằng các loại thuốc bảo vệ thực vật được các nước Mỹ, Nhật Bản, Australia, EU chấp nhận.

Nhờ đó, huyện Thanh Hà vừa được cấp thêm 8 mã vùng vải xuất khẩu mới, nâng tổng số lên 17 mã vùng với tổng diện tích 155,25 ha và gần 1.500 hộ tham gia.

Nhờ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nên đến nay đã có nhiều DN đến khảo sát các vườn vải (Tập đoàn Big C Việt Nam, Công ty CP Thương mại đầu tư và Phát triển Thuận Thiên, Cửa hàng Ikon Food, chuỗi thực phẩm sạch Biggreen Việt Nam...). Các DN như Công ty CP Nông sản Hải Dương, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thương mại Happro, hệ thống các siêu thị: Co.opmart, Vinmart, Intimex... đã có kế hoạch thu mua, sơ chế, tiêu thụ quả vải. Công ty CP Ameii Việt Nam và Công ty Quốc tế Bambo Hà Nội đã ký hợp đông tiêu thụ.

Tín hiệu đáng mừng nữa là nhiều DN đã nhận được các đơn hàng từ phía đối tác nước ngoài. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên phía đối tác đã ủy quyền cho DN Việt Nam đánh giá, kiểm soát chất lượng quả vải để xuất khẩu.

 

Chẳng hạn, Công ty TNHH Chế biến nông-lâm sản Thanh Hà (huyện Thanh Hà) năm nay sẽ thu mua 300 tấn vải thiều xuất khẩu sang Hàn Quốc và 50 tấn long vải xuất khẩu sang châu Âu. Ngoài ra, DN này đã ký được đơn hàng xuất khẩu sang các thị trường Anh, Đức, Pháp, Thái Lan, mỗi đơn hàng từ 25-30 tấn. Công ty CP Nông sản Hưng Việt (huyện Gia Lộc) sẽ mua khoảng 1.000 tấn vải Thanh Hà xuất khẩu sang Trung Quốc…

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm