Hơn 6.200 xe nông sản ùn tắc ở cửa khẩu phía Bắc
Vĩnh Phúc hướng đến trở thành trung tâm sản xuất ô tô khu vực / NHNN sẽ sớm đề xuất cơ chế, chính sách về tiền kỹ thuật số quốc gia
Khu vực bến bãi tại các cửa khẩu đã quá tải, khó bố trí, sắp xếp được thêm chỗ đỗ (gồm cả các khu vực tạm sử dụng).
Tổng cục Hải quan cho biết, tổng lượng xe tồn tại 3 khu vực cửa khẩu Hữu Nghị, Tân Thanh, Chi Ma (tỉnh Lạng Sơn) là hơn 4.400 xe. Tại phía Trung Quốc, lượng phương tiện hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam còn tồn là 2.400 xe.
Xe container xếp hàng dài đợi thông quan tại cửa khẩu Móng Cái. (Ảnh: TTXVN)
Tại tỉnh Quảng Ninh, tính đến đến ngày 21/12, vẫn còn hiện tượng ách tắc phương tiện chở hàng hóa xuất nhập khẩu mặc dù đã có sự nỗ lực giải quyết của chính quyền thành phố và các lực lượng chức năng.
Cụ thể, tại khu vực cầu Bắc Luân II còn tồn 346 xe chờ xuất khẩu; khu vực phía cửa khẩu Đông Hưng (Trung Quốc) dự kiến có 289 xe của Việt Nam đã làm thủ tục xuất cảnh sang Đông Hưng - Trung Quốc để nhận hàng chở về Việt Nam; lượng xe tồn tại Lối mở Cầu phao Km3+4 là 1.188 xe.
Theo Tổng cục Hải quan, việc ùn tắc hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là nông sản tại địa bàn tỉnh Lạng Sơn (Hữu Nghị, Tân Thanh, Chi Ma) và tỉnh Quảng Ninh (Móng Cái) là do Trung Quốc tiếp tục áp dụng các biện pháp phòng chống dịch COVID-19. Điều này dẫn đến tình trạng lái xe hàng hóa qua lại khu vực biên giới hạn chế, có những cửa khẩu chỉ đáp ứng 20 - 25% so với lưu lượng thông quan hàng hóa so với bình thường.
Hiện tượng ùn tắc hàng hóa còn do chính quyền thành phố Đông Hưng (Trung Quốc) mới đây thông báo sẽ tạm dừng làm thủ tục thông quan cho người, hàng hóa qua cửa khẩu này (gồm cả khu mậu dịch cặp chợ biên giới) từ 0h ngày 21/12/2021, thời gian thông quan cụ thể sẽ có thông báo sau.
Trong khi đó, nông sản của các tỉnh phía Nam (Việt Nam) đang vào vụ thu hoạch, sản lượng hàng hóa tăng và nhu cầu tiêu dùng dịp lễ, Tết của thị trường Trung Quốc vào những tháng cuối năm tăng cao. Tuy nhiên, thông tin về tình trạng ùn tắc hàng hóa tại các khu vực biên giới đến các doanh nghiệp xuất khẩu, thương lái không được đầy đủ, chi tiết dẫn đến hàng hóa vẫn tiếp tục được đưa lên cửa khẩu với số lượng lớn, không được điều tiết theo diễn biến tình hình thực tế.
Để kịp thời có giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, tránh ảnh hưởng xấu do việc ùn tắc hàng hóa tại cửa khẩu gây thiệt hại kinh tế do phía Trung Quốc thắt chặt quản lý tại các cửa khẩu, Tổng cục Hải quan đã chủ động chỉ đạo đơn vị trực thuộc bám sát diễn biến hiện tượng ùn tắc hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc để thực hiện các giải pháp phù hợp như: bố trí cán bộ công chức giải quyết thủ tục ngoài giờ hành chính, tuyên truyền, phổ biến cho doanh nghiệp xuất khẩu và phối hợp các lực lượng biên phòng, công an điều tiết giao thông cho xe ra vào.
Ngoài ra, Tổng cục Hải quan báo cáo Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành liên quan đàm phán, kiến nghị với phía Trung Quốc tăng thời gian thông quan tại các cửa khẩu; nâng cao hiệu suất làm việc của các lực lượng chức năng; ký kết Nghị định thư về việc giảm tỷ lệ kiểm tra kiểm dịch; mở rộng danh mục sản phẩm và doanh nghiệp được phép xuất khẩu sang thị trường này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chứng khoán Sen Vàng GLS bị phạt gần 400 triệu đồng
AEON mở cửa xuyên Tết Ất Tỵ
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Giá nông sản ngày 22/1/2025: Hồ tiêu và cà phê đồng loạt tăng mạnh
Tết ông Công ông Táo: Hàng hóa phong phú, giá không tăng