Thị trường

Hướng đi mới cho những chợ đầu mối thực phẩm ở Việt Nam

Để đồng bộ hóa các chợ đầu mối nông sản trên cả nước, theo kinh nghiệm tổ chức của châu Âu nên thiết lập một hệ thống kết nối trung tâm cung ứng nông sản tại Việt Nam.

Vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn: Rủi ro cho cả ngân hàng và doanh nghiệp / Kinh tế Việt Nam được dự báo sớm vượt Singapore

Việt Nam hiện có gần 8.600 chợ thực phẩm nông sản trong quy hoạch, trong đó chợ đầu mối chỉ chiếm khoảng 3%, số còn lại chủ yếu là chợ nhỏ lẻ, cơ sở hạ tầng lạc hậu, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đảm bảo. Đây là những yếu kém của hệ thống chợ nông sản của Việt Nam, vừa được nêu ra trong hội thảo phát triển hệ thống trung tâm cung ứng nông sản hiện đại, định hướng đến năm 2030. Nhiều biện pháp để giải quyết thực tế trên đã được các chuyên gia trong và ngoài nước đưa ra.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Để đồng bộ hóa gần 8.600 chợ, chợ đầu mối nông sản trên cả nước, theo kinh nghiệm tổ chức của châu Âu nên thiết lập một hệ thống kết nối trung tâm cung ứng nông sản tại Việt Nam, với trọng tâm là trung tâm cung ứng nông sản hiện đại, và trung tâm thu gom nông sản. Hệ thống này được kỳ vọng trở thành một kênh kết nối sản xuất với phân phối, tiêu dùng nông sản mới, đồng bộ

Tại các quốc gia phát triển lẫn đang phát triển, các trung tâm này là công cụ chiến lược giúp chính quyền đạt được các mục tiêu của chính sách công về sức khỏe cộng đồng, an ninh lương thực và chính sách nông nghiệp. Đồng thời, đây cũng là công cụ để cơ cấu lại hạ tầng đô thị. Giảm tắc nghẽn giao thông, đảm bảo các hoạt động bán lẻ quy mô nhỏ và tạo động lực cho kinh tế địa phương.

Để giảm chi phí logistic, rút ngắn thời gian giao hàng, cũng như truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm thì các trung tâm cung ứng nông sản hiện đại phải tích hợp nhiều dịch vụ. Không chỉ là sàn giao dịch hàng hóa như hiện nay mà còn có kiểm tra chất lượng, dịch vụ logistic, sơ chế, kho lưu trữ.

Theo vtv.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm