IHS Markit lạc quan về khả năng phục hồi kinh tế của Việt Nam
Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc năm 2021 ước đạt 1 tỷ USD, giảm 26% / Kết nối cung - cầu vật tư đầu vào, thúc đẩy sản xuất lúa gạo
Trang ihsmarkit.com nhận định, một số động lực tăng trưởng tích cực đang tạo ra những luồng gió thuận lợi thúc đẩy triển vọng kinh tế trung hạn của Việt Nam.
Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất của Việt Nam trong tháng 10 vừa qua cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ trong lĩnh vực sản xuất, dù quá trình phục hồi kinh tế vẫn gặp phải những trở ngại.
Tình trạng thiếu lao động cũng làm tăng lượng công việc tồn đọng. Tuy nhiên, tác động kinh tế của dịch COVID-19 dự kiến sẽ giảm trong năm 2022 khi Việt Nam đẩy mạnh hơn nữa tốc độ tiêm chủng.
Vai trò trung tâm sản xuất chi phí thấp của Việt Nam cũng được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát triển, nhờ sự mở rộng hơn nữa của các ngành công nghiệp chính hiện có, cũng như sự phát triển của các ngành công nghiệp mới như ô tô và hóa dầu.

Một số động lực tăng trưởng tích cực đang tạo ra những luồng gió thuận lợi thúc đẩy triển vọng kinh tế trung hạn của Việt Nam. Ảnh minh họa - Ảnh: TTXVN.
Về triển vọng trung hạn trong 5 năm tới, bài viết chỉ ra một số động lực chính được kỳ vọng sẽ tiếp tục đưa Việt Nam trở thành một trong những thị trường mới nổi phát triển nhanh nhất ở khu vực châu Á.
Thứ nhất, Việt Nam sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ giá nhân công tương đối thấp.
Thứ hai, Việt Nam có một lực lượng lao động tương đối lớn, có trình độ tốt so với nhiều đối thủ cạnh tranh khác trong khu vực Đông Nam Á, trở thành trung tâm sản xuất chế tạo hấp dẫn thu hút các công ty đa quốc gia.
Thứ ba, chi tiêu vốn dự kiến sẽ tăng nhanh, cho thấy các công ty đa quốc gia sẽ tiếp tục đổ vốn trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam cũng như nhà nước sẽ tiếp tục tăng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng.
Thứ tư, Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn khi các công ty cân nhắc chuyển dây chuyền sản xuất sang các nước trong khu vực châu Á.
Thứ năm, nhiều công ty đa quốc gia đã và đang đa dạng hóa chuỗi cung ứng sản xuất trong suốt thập kỷ qua để giảm nguy cơ bị gián đoạn nguồn cung và các sự kiện địa chính trị.
Ngoài ra, bài viết cũng nhận định Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ mạng lưới các hiệp định thương mại tự do (FTA) ngày càng nở rộ. Việt Nam cũng sẽ được hưởng lợi từ Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), có hiệu lực từ ngày 1/1/2022.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Mỹ hoãn áp thuế đối ứng trong 90 ngày với hơn 75 quốc gia, trong đó có Việt Nam
Thêm hai hãng hàng không quốc tế mở đường bay tới Đà Nẵng
Tỷ giá ngoại tệ ngày 10/4/2025: Biến động dữ dội sau động thái hoãn áp thuế từ Mỹ
Giá vàng ngày 10/4/2025: Tăng sốc, vượt mốc 103 triệu đồng/lượng, thiết lập kỷ lục mới
Phát triển điểm đến xanh, nâng tầm du lịch Việt

Giá heo ngày 10/4/2025: Nhích nhẹ tại miền Trung và miền Nam