Kỳ vọng cổ phiếu ngân hàng bứt phá nhờ 'lực đẩy' tăng vốn
Nền tảng ngân hàng số cho doanh nghiệp / Ngân hàng không mua, dân bán vàng ở đâu?
Cuộc đua tăng vốn của các ngân hàng thương mại nhà nước đang thu hút sự chú ý của thị trường. Cụ thể, BIDV dự kiến phát hành hơn 1,19 tỷ cổ phiếu để chia cổ tức với tỉ lệ 21%, qua đó tăng vốn điều lệ từ 57.000 tỷ đồng lên gần 69.000 tỷ đồng. Đây là động thái giúp BIDV giữ vững vị thế ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất trong khối ngân hàng quốc doanh, vượt qua Vietcombank, VietinBank và Agribank.
Vietcombank cũng đã được Quốc hội thông qua việc bổ sung hơn 20.600 tỷ đồng từ cổ tức bằng cổ phiếu, nâng vốn điều lệ lên trên 83.500 tỷ đồng. Trong khi đó, Agribank và VietinBank cũng đang từng bước triển khai kế hoạch tăng vốn để gia cố năng lực tài chính, đảm bảo an toàn trước rủi ro nợ xấu.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, đến cuối tháng 9/2024, tỷ lệ nợ xấu nội bảng toàn ngành ở mức 4,55%, tương đương năm trước. Tăng vốn điều lệ thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu được xem là giải pháp tối ưu để tăng sức mạnh vốn chủ sở hữu và cải thiện tỷ lệ an toàn vốn (CAR).
Bên cạnh đó, chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa 2-3 ngân hàng Việt lọt vào top 100 ngân hàng lớn nhất châu Á. Để đạt được mục tiêu này, các ngân hàng thương mại nhà nước buộc phải tăng vốn để đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững và duy trì tăng trưởng tín dụng.
Các chuyên gia cho rằng, việc tăng vốn sẽ tạo bộ đệm an toàn cho hệ thống ngân hàng trong bối cảnh kinh tế còn nhiều biến động. TS Hồ Sỹ Hòa - Giám đốc nghiên cứu Công ty Chứng khoán DNSE, nhấn mạnh, tăng vốn điều lệ là điều kiện cần để các ngân hàng lớn tham gia tái cơ cấu các tổ chức tín dụng yếu kém theo chỉ đạo của Chính phủ.
Ông Trương Minh Phương Duy - chuyên gia phân tích cổ phiếu tại SSI đánh giá tích cực về việc chia cổ tức bằng cổ phiếu. Phương án này giúp các ngân hàng duy trì đà tăng trưởng tín dụng 13%-14% trong năm tới, đồng thời tạo nền tảng để giảm chi phí trích lập dự phòng.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu ngân hàng vẫn là điểm sáng, bất chấp VN-Index đi ngang với thanh khoản thấp. Hiện cổ phiếu VCB của Vietcombank giao dịch quanh mức 93.000 đồng, BID của BIDV khoảng 46.700 đồng và CTG của VietinBank đạt 36.000 đồng/cổ phiếu. Nhà đầu tư kỳ vọng các đợt tăng vốn sẽ đẩy mạnh giá cổ phiếu ngân hàng, tạo động lực phục hồi cho thị trường chứng khoán.
TS Hồ Sỹ Hòa dự báo, ngành ngân hàng có thể đạt mức tăng trưởng lợi nhuận 15,3% trong năm 2024, với triển vọng tiếp tục khả quan. Các ngân hàng lớn như BIDV, Vietcombank và VietinBank được dự báo sẽ dẫn dắt cổ phiếu toàn ngành, nhờ vào tăng trưởng tín dụng ổn định và cải thiện chất lượng tài sản.
Với các chính sách thận trọng trong cho vay, nhất là hạn chế rủi ro từ bất động sản, các ngân hàng lớn được kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì vai trò trụ cột, đóng góp vào sự phát triển kinh tế và củng cố niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán. Việc tăng vốn, chia cổ tức và nâng cao năng lực tài chính sẽ là động lực chính giúp ngân hàng giữ vững đà tăng trưởng trong giai đoạn tới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Michelin Guide gợi ý Đà Nẵng là điểm đến ẩm thực phải tới trong năm 2025
Giá vàng ngày 16/1/2025: Vàng thế giới và trong nước đồng loạt tăng mạnh
Giá heo hơi ngày 16/1/2025: Miền Bắc và miền Trung giảm nhẹ, miền Nam tiếp tục tăng
Giá nông sản ngày 16/1/2025: Cà phê và hồ tiêu duy trì xu hướng giảm
Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh, xử lý việc thao túng giá, đầu cơ bất động sản
Làm chủ công nghệ số chiến lược để tiến vào kỷ nguyên vươn mình