Lý do khiến Ấn Độ không tham gia RCEP
RCEP được kỳ vọng sẽ chiếm 30% GDP toàn cầu và một nửa dân số thế giới. Tuy nhiên, Ấn Độ tuyên bố không tham gia do lo ngại về việc tiếp cận thị trường, lo ngại về các ngành công nghiệp nội địa sẽ chịu tác động mạnh mẽ khi hàng Trung Quốc giá rẻ tràn vào.
"Chúng tôi đã thông báo cho các nước tham gia rằng, chúng tôi sẽ không tham gia RCEP", bà Vijay Thakur Singh - nhà ngoại giao cấp cao phụ trách khu vực Đông Á của Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết.
“Chúng tôi đưa ra quyết định dựa vào tác động của hiệp định này lên dân thường Ấn Độ và kế sinh nhai của họ, bao gồm những người nghèo nhất", bà Vijay Thakur Singh cho biết thêm.
Trong đó, đài Prasar Bharati News Services dẫn lời Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho hay: Phiên bản hiện tại của hiệp định RCEP không phản ánh toàn bộ tinh thần cơ bản và nguyên tắc đã được đồng thuận của RCEP. Hiện tại các vấn đề và lo ngại của Ấn Độ chưa được giải quyết. Ấn Độ sẽ không thể tham gia Hiệp định RCEP”.
Quyết định rút lui của Ấn Độ được đưa ra sau một loạt các cuộc đàm phán của hội nghị thượng định ASEAN ở thủ đô Bangkok. Hội nghị này bế mạc vào tối 40/11.
Quyết định không tham gia RCEP của Ấn Độ là một đòn giáng mạnh vào các quốc gia ủng hộ thương mại tự do và đặc biệt là thất bại đối với Bắc Kinh, vì nước này rất muốn mở rộng quan hệ đối tác trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ vẫn chưa kết thúc.
Các thành viên còn lại của RCEP, bao gồm 10 nước ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand dự kiến ký kết hiệp định vào năm tới, sau quá trình rà soát lại bản thảo về mặt pháp lý.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đại biểu Quốc hội đề xuất áp thuế suất ưu đãi cho cơ quan báo chí
Thủ tướng yêu cầu giảm mặt bằng lãi suất cho vay
Giá vàng thế giới ngày 28/11: Phục hồi sau chuỗi ngày giảm sâu
Giá nông sản ngày 28/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh
Đầu tư Khai khoáng và Quản lý Tài sản FLC GAB bị xử phạt
Giá ngoại tệ ngày 28/11/2024: USD chững lại tại một số ngân hàng thương mại lớn