Nam Định: Thu nhập cao từ nghề ương ốc nhồi giống
Nhờ chuyển sang nghề ương ốc giống bươu ta, gia đình ông Nguyễn Văn Nghị (SN 1967, xóm 10, xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, Nam Định) có kinh tế khá giả hơn xưa.
Phú Thọ: Thoát nghèo nhờ nuôi bò sinh sản / Đắk Lắk: Làm giàu từ nguồn lúa gạo địa phương
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước sáng 25/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đi ngang
Công ty Cổ phần Dệt may Thắng Lợi bị xử phạt
PGBank đẩy mạnh ký kết hợp tác cùng doanh nghiệp địa phương
Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc giảm thêm, miền Nam tăng nhẹ
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD có vượt mốc 108 điểm?
Cột tin quảng cáo
Qua một người quen giới thiệu, tôi biết đến mô hình của gia đình ông Nghị. Chỉ sau hơn 1 năm gây dựng và phát triển nghề, đến nay ông đã trở thành “ông trùm” ương ốc bươu ta giống (ốc nhồi) có tiếng trong khu vực.
Trước khi đến với nghề ương ốc nhồi giống, ông Nghị đã trải qua nhiều thứ nghề như thợ xây, cho thuê dàn giáo (cốp pha xây dựng)… song thu nhập chẳng được bao nhiêu.
Năm 2019, qua báo đài ông biết đến mô hình nuôi ốc nhồi cho hiệu quả kinh tế cao nên đã dành thời gian đi tìm hiểu thị trường, nguồn giống và cách chăm sóc loài thủy sản này.
Nói làm làm, ông cải tạo lại ao nuôi trước cửa nhà, xây thêm 4 bể xi măng và mua 2 vạn ốc giống với giá 12 triệu đồng để về nuôi. Thời gian đầu, do kinh nghiệm còn non ớt, kĩ thuật tay nghề chưa cao nên ốc chết la liệt, theo thống kê khoảng 7.000 con phải vứt bỏ.
“Khi thấy đàn ốc chết gần 1 nửa, mà ngày hôm đó và những ngày tiếp theo tôi không tài nào ngủ được. Cứ đi ra rồi lại đi vào. Sau nhiều đêm thức trắng để theo dõi sự sinh trưởng, tập tính của ốc thì tôi mới ngẫm ra nhiều điều”, ông Nghị nói.
Từ đó, ông thay đổi phương pháp nuôi nên đàn ốc dần được cải thiện, phát triển và sinh trưởng tốt. Sau 3 tháng nuôi (tháng 5 - 8/2019), đàn ốc bắt đầu đẻ trứng. Để chủ động nhân rộng đàn, phát triển mô hình với số lượng lớn, ốc đẻ trứng đến đâu, ông Nghị cho vào thùng xốp ấp hết đến đó.
Chỉ sau hơn 1 năm, với diện tích gần 150m2 gia đình ông đang sở hữu 2.500 cặp ốc bố mẹ và đã sản xuất hàng chục vạn con ốc giống để cung cấp ra ngoài thị trường. Theo tính toán, mỗi tháng cơ sở xuất bán ra thị trường 30 vạn ốc giống, bán với giá 5 triệu đồng/vạn. Sau khi trừ tất chi phí, mỗi tháng ông Nghị thu lãi 100 - 120 triệu đồng.
Ông Nghị bảo, ốc bươu mẹ chủ yếu đẻ trứng rộ từ tháng 4 - 10 âm lịch. Những tháng cuối năm, ốc không ăn mà bắt đầu chiến dịch ngủ đông. Đến giữa tháng 3 âm lịch năm sau, ốc bắt đầu ngoi lên mặt nước và đi tìm thức ăn.
“Chỉ cần ốc đẻ trứng bằng đó thời gian thôi là tôi đã có nửa tỉ đồng trong tay, những tháng ốc ngủ đông thì tập trung làm việc khác”, ông Nghị cười.
Sau cuộc trò chuyện, hỏi ra mới biết, thức ăn cho ốc rất dễ kiếm, lại không tốn nhiều chi phí. Ốc chủ yếu ăn mướp, xơ mít, các loại lá như lá bí ngô, lá sắn, lá đu đủ… Mỗi ngày chỉ cho ốc ăn 1 lần vào lúc chiều tối. Do đó, nuôi loài thủy sản này không tốn nhiều thời gian.
“Ốc bố mẹ, sau 3 - 4 năm đẻ trứng liên tục thì nên thay mới toàn bộ, chuyển sang bán thương phẩm. Đưa ốc bố mẹ hậu bị vào nuôi kế tiếp nhằm cải thiện chất lượng con giống tốt hơn”, ông Nghị bật mí.
Theo ông Nghị, ốc có sức đề kháng tốt, ít bệnh tật. Thi thoảng mắc bệnh nghiêng mình, sưng vòi; nếu phát hiện kịp thời thì tỉ lệ chết sẽ rất thấp. Hơn nữa, cách chữa trị bệnh này rất đơn giản.
Chỉ cần vớt ốc bị bệnh ra ngoài, rửa lại bằng nước sạch đã lọc qua than hoạt tính; sau đó ngâm ốc vào nước muối iot đã hòa tan (1 thìa muối/20 lít nước). Khi nào thấy ốc hồi phục, tự bơi được thì cho vào bể nuôi lúc ban đầu.
Cầm cái rá, vớt 1 lượng ốc giống lên khỏi mặt nước, ông Nghị cho hay, trong quá trình ương ốc giống, nguồn nước rất quan trọng. Độ pH từ 7 - 10 thì mới đạt yêu cầu.
Trung bình, mỗi tuần nên thay nước từ 1 - 2 lần, tùy theo mức độ ô nhiễm, để ốc con sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Ngoài ra, ốc chịu nóng kém, cần phải áp dụng các biện pháp chống nắng cho ốc.
Để ốc mẹ đẻ trứng khỏe và không bị hao hụt, ông Nghị đã tạo một bờ đất xung quanh bể nuôi để cho ốc đẻ. Trung bình, ốc mẹ đẻ 3 buồng trứng/tháng, mỗi buồng dao động 50 - 100 con. Ốc chủ yếu sinh đẻ vào ban đêm.
“Sau khi ốc đẻ trứng, đến 10h sáng hôm sau thì thu gom trứng lại, cho vào thùng ấp. Trong thùng đều có các khay chứa trứng. Khi xếp đủ trứng trên khay thì phủ lớp khăn ẩm lên mặt, ngày xịt nước 1 - 2 lần vào khăn với mục đích giữ ẩm.
Làm như thế khoảng 15 ngày, buồng trứng từ màu trắng chuyển sang màu đen thì có nghĩa là trứng bắt đầu nở ốc. Khi trứng nở hoàn toàn thì đưa ốc con vào bể ương, để ốc làm quen với môi trường sống mới. Nuôi thêm 15 ngày, khi ốc con to hơn đầu đũa là có thể xuất bán”, ông Nghị bộc bạch.
Hiện nay, thị trường tiêu thụ ốc giống của gia đình ông Nghị chủ yếu là trong và ngoài tỉnh. Ông Nghị khẳng định, nguồn cung không đủ cầu. Nhiều lúc, gia đình ông không có ốc giống để bán cho người dân. Thời gian tới, ông sẽ mở rộng thêm diện tích để nuôi ốc thương phẩm và ương con giống.