Ngành dệt may, da giày gặp khó do dịch COVID-19
Nghệ An: Làm giàu từ mô hình trồng dưa lưới / Cảnh báo người mua về “trái đắng” từ lan đột biến giá tiền tỉ
Dệtmay và da giày là hai ngành chủ lực trong lĩnh vực xuất khẩu và sử dụng lao động tại Việt Nam. Tuy vậy, trong quý I/2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh, nguồn cung cấp nguyên phụ liệu sản xuất gặp khó khăn. Sau khi giải quyết được nguồn nguyên liệu đầu vào gần như được đáp ứng, câu chuyện đầu ra cho các sản phẩm lại khiến nhiều doanh nghiệp lo lắng.
Tại Tổng công ty May 10, hiện nguồnnguyên phụ liệu đầu vào gần như đã đáp ứng. Nhờ việc nhanh nhạy chuyển mình trong sản xuất khẩu trang, doanh thu tháng 4, 5 và 6 đã bù đắp phần nào những thiếu hụt trong mặt hàng may mặt truyền thống. Tuy nhiên, dự báo trong quý III và IV/2020, thị trường khẩu trang sẽ dần bão hoà, vì vậy công ty sẽ phải tiếp tục sản xuất đồ may mặc. Nhưng với tình trạng dịch bệnh tiếp tục bùng phát tại nhiều quốc gia, đầu ra sản phẩm đang gặp nhiều khó khăn, thiếu ổn định.
Từ đầu vào đến đầu ra, ngành dệt may và da giày gặp khó do dịch.
"Thông thường, các đơn hàng được nhận trước từ 3 - 6 tháng, nhưng với tình hình hiện tại, các đơn hàng dệt may gần như đóng băng, tháng nào nhận hàng tháng đó, không còn nhận trước 3 - 6 tháng như trước kia. Dự kiến, từ thời điểm hiện tại đến cuối năm, lượng hàng được đặt giảm từ 30 - 50%", ôngThân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 cho hay.
Với tình hình trên, các doanh nghiệp đã cố gắng cùng các khách hàng khắc phục và tìm giải pháp chung để giảm thiểu rủi ro.
"Nhiều doanh nghiệp đã tậptrung khai thác trị trường nội địa với các sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng. Bên cạnh đó, cũng chuyểnsang may khẩu trang, trang phục bảo hộ PPE trong nỗ lực duy trì được việc làm cho công nhân, hạn chế tổn thất do dịch bệnh", ông Cao Hữu Hiếu, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn dệt may Việt Nam cho hay.
Tương tự với ngành dệt may, ngành da giày cũng gặp khó ở các đơn hàng, khi liên tiếpnhiều đơn hàng trung hạn và dài hạn cũng đã bị hủy hoặc bị giãn, đặc biệt khi 2 thị trường chủ lực Mỹ và EU đang "lao đao" vì dịch. Trước khi dịch COVID-19 bùng phát, tổng kim ngạch xuất khẩu của da giày vẫn tăng khoảng 10%,tương đương khoảng 100 triệu USD mỗi tháng. Nhưng trong các tháng gần đây,tổng kim ngạch xuất khẩu của cả ngành sụt giảm rõ rệt, giảm khoảng 500 triệu USD.
Tổng kim ngành xuất khẩu của ngành da giày sụt giảm rõ dệt.
Mới đây, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) được ký kết và có hiệu lực từ ngày 1/8 vừa qua là một cơ hội để ngành da giày vực lại sau dịch bệnh.
"Hiệp định EVFTA là hi vọng cho ngành da giày trong bối cảnh tác động nghiêm trọng của đại dịch. Chúng tôi nhận thấy tín hiệu tốt từ các thị trường, đặc biệt thị trường EU. Khi khách hàng đặt mối quan tâm nhất định và dần chuyển các đơn hàng từ Trung Quốc đến Việt Nam hoặc tăng tỷ trọng các đơn hàng trong các mùa sắp tới, các doanh nghiệp đang nắm bắt các cơ hội này", bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó chủ tịch Hiệp hội Da giày và Túi xách Việt Nam cho hay.
Cũng theo Hiệp hội Da giày mặc dù tổng cầu hiện nay của ngành đang giảm đi từ 25 đến 50%. Nhưng các doanh nghiệp vẫn duy trì sản xuất, để giữ chân công nhân, chờ đợi cơ hội phát triển sau dịch bệnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise
VCCI kiến nghị lập cơ quan độc lập đốc thúc giải quyết vướng mắc, bất cập
Doanh nghiệp cần có chiến lược cạnh tranh để tham gia chuỗi liên kết FDI
Giá vàng ngày 26/12/2024: Tiếp tục ghi nhận mức tăng nhẹ
Giá nông sản ngày 26/12/2024: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ ở mức cao
Giá heo hơi ngày 26/12/2024: Biến động trái chiều trên cả nước, mức cao nhất 69.000 đồng/kg