Ngành trồng trọt đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 21 tỉ USD
Giới siêu giàu tăng 2,5 tỷ USD tài sản mỗi ngày / Việt Nam nhập siêu trở lại trong 2019?
Để đạt mục tiêu giá trị xuất khẩu 21 tỉ USD trong năm 2019, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) phải có nhiều giải pháp đột phá, bởi đây là ngành phụ thuộc khá lớn vào tình hình thời tiết.
Dư địa để tăng trưởng giá trị XK cây lúa không nhiều, bởi đến nay cơ cấu giống lúa chất lượng đã đạt tới 80% (Ảnh minh họa)
Theo ông Lê Thanh Tùng – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), vớichỉ tiêu xuất khẩu(XK) 21 tỉ USD, ngành trồng trọt phải phấn đấu đạt thêm 1,5 tỉ USD so với năm 2018. Trong đó, đối với nhóm cây hàng năm, phải phấn đấu tăng trưởng thêm 500 triệu USD.
Hiện tại, dư địa để tăng trưởng giá trị XK cây lúa không nhiều, bởi đến nay cơ cấu giống lúa chất lượng đã đạt tới 80%. Chỉ có cây sắn là nhiều dư địa tăng trưởng, nếu khống chế được dịch bệnh (nhất là khảm lá sắn) thì giá trị XK có thể tăng 300 triệu USD.
Xoài cũng là cây có tiềm năng XK rất lớn, thậm chí nhiều doanh nghiệp (DN) không đủ nguyên liệu để đáp ứng đơn đặt hàng từ nước ngoài. Đến nay, diện tích trồng xoài ở ĐBSCL đã có 10.000ha, có thể mở rộng hơn nữa diện tích, cải tiến quy trình thâm canh để tăng năng suất, chất lượng, đẩy giá trị quả xoài lên cao.
“Nếu có thể triển khai ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tạo tán, tỉa cành trên diện tích khoảng 300.000ha cây ăn quả ở ĐBSCL, thì chúng ta có thể kỳ vọng giá trị XK cây ăn quả năm 2019 có thể tăng thêm 1 tỉ USD so với năm 2018”- ông Lê Thanh Tùng nêu ý kiến.
Nhiều chuyên gia trồng trọt cũng cho rằng, việc tăng thêm 1,5 tỉ USD trong điều kiện dư địa của cây lúa không nhiều, các loại cây ăn trái khác cũng chưa tăng được thêm số lượng XK tại các thị trường đã có, sẽ là một thách thức lớn.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh nhấn mạnh: Muốn đạt được chỉ tiêu tăng trưởng giá trị XK 21 tỉ USD trong năm 2019, ngành trồng trọt cần có các giải pháp đột phá, cụ thể đối với cây trồng. Đồng thời, kiểm soát tốt chất lượng giống cây trồng, phát triển các chuỗi sản phẩm, xây dựng các vùng nông sản hàng hóa gắn liên kết chặt chẽ với DN bao tiêu, chế biến, XK.
Ngoài việc đẩy mạnh năng suất, cần đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng, mẫu mã bao bì hàng hóa và ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc để vượt qua hàng rào kỹ thuật ngày càng cao của các quốc gia nhập khẩu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước sáng 25/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đi ngang
Doanh nghiệp gặp khó, VCCI đề nghị giảm thuế VAT hàng hoá dịch vụ xuống 8%
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD có vượt mốc 108 điểm?
Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc giảm thêm, miền Nam tăng nhẹ
PGBank đẩy mạnh ký kết hợp tác cùng doanh nghiệp địa phương