Nghệ An: Dịch lợn, trâu bò bùng phát người chăn nuôi lao đao trong thời Covid -19
Đà Nẵng: 4 người trong nhà Tổng GĐ Thẩm mỹ viện AMIDA dương tính với SARS-CoV-2 / Các nguồn lây đều được kiểm soát, dồn tổng lực để dập dịch
Người tiêu dùng “ngại” ăn thịt trâu, bò, lợn
Gần 3 tháng nay, dịch bệnh viêm da nổi cục trên bò và bệnh dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp tại tỉnh Nghệ An. Tuy các bệnh này không lây sang người nhưng do tâm lý người tiêu dùng e ngại khi sử dụng thịt trâu, bò, lợn làm thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày khiến thị trường ế ẩm. Thậm chí nhiều tiểu thương buộc phải đóng quầy nghỉ bán do kinh doanh thua lỗ.
Dịch bệnh bùng phát, người dân ngại sử dụng thịt bò, lợn.
Chị Nguyễn Thị Hoa (trú huyện Nghi Lộc) cho biết, mặc dù biết dịch tả lợn châu Phi, bò nổi cục không lây sang người nhưng nhìn hình ảnh trên ti vi tôi thấy lo lắng không dám ăn thực phẩm này. Hiện nay gia đình chuyển sang ăn thịt gà, cá các loại nhưng mấy ngày nay những loại thực phẩm này tăng giá gấp đôi so với ngày thường".
Có mặt tại chợ Quán Hành (huyện Nghi Lộc), phóng viên Doanh nghiệp Việt Nam chứng kiến những quầy hàng bán thịt bò, lợn "treo quầy", chỉ một số ít gian hàng được bày bán cho người dân nhưng thực khách lại không mấy mặn mà với nguồn thực phẩm này.
Chị Hoàng Thị Bích, tiểu thương kinh doanh thịt bò tại chợ Quán Hành chia sẻ, “Trước dịch mỗi ngày tôi bán cả con bò, nay dịch bò nổi cục bùng phát, giá thịt bò giảm 230 nghìn/kg xuống còn 200 nghìn/kg nhưng sức mua giảm hẳn. Bình thường bán lẻ ngày khoảng 15-20 kg thì nay chỉ 5-7 kg có khi cũng không hết. Mặc dù, thịt bò ở chợ có giấy kiểm dịch nhưng người nội trợ vẫn e ngại”
Cũng quan điểm, chị Nguyễn Thị Hương (bán thịt lợn chợ Quán Lau, TP.Vinh) cho biết: "Trước dịch mỗi ngày tôi bán 2 con lợn, nay sức mua giảm ngày làm một con cũng không hết. Dù lợn tôi làm thịt không bị nhiễm bệnh, có qua kiểm duyệt của cơ quan chức năng, nhưng người dân vẫn không hề đoái hoài. Ế ẩm, càng buôn càng lỗ nên nhiều người nghỉ bán, tôi thì chỉ dám lấy 3kg cho mỗi buổi chợ, bán để duy trì chứ không có lãi".
Cần “gỡ khó” cho người dân, doanh nghiệp
Sau Tết nguyên đán các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đầu tư tái đàn, nuôi lợn lứa mới nhưng chủ quan trong công tác phòng chống dịch bệnh, lựa chọn con giống khiến dịch bệnh tả lợn Châu Phi bùng phát trở lại. Trong khi đó, công tác tiêu độc, khử trùng chưa thường xuyên, liên tục. Theo thống kê từ đầu năm đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi tái bùng phát trở lại trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã khiến nhiều hộ nông dân lâm cảnh trắng tay. Dịch bệnh đã xảy ra tại 17 huyện với tổng số lợn đã tiêu hủy hơn 4.370 con, tổng trọng lượng hơn 250 tấn.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh dịch tả châu Phi và bò nổi cục, ông Hoàng Nghĩa Hiếu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định số 1001/QĐ yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với các cơ quan đơn vị có liên quan theo dõi chặt chẽ, tổng hợp tình hình bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh để kịp thời báo cáo, tham mưu phòng chống dịch phù hợp, hiệu quả; chuẩn bị đầy đủ vaccine, vật tư, hóa chất..., phối hợp với các địa phương xử lý dịch trong diện hẹp.
Anh Nguyễn Văn A. (chủ trang trại lợn ở huyện Thanh Chương) buồn rầu nói, dịch tả lợn đợt trước, đàn lợn gần 30 con chuẩn bị bán thịt bỗng lăn đùng ra chết khiến gia đình lao đao vì khoản nợ lớn. Nay mới vay được ít vốn về nuôi lại đàn mới thì người tiêu dùng lại quay lưng với thịt lợn. Không biết đến bao giờ đàn lợn 35 con mới được xuất chuồng.
Kinh doanh thua lỗ nhiều quầy bán thịt lợn, bò ở chợ Quán Hành nghỉ bán.
Trong khi đó, anh Nguyễn Văn B. (trú huyện Nghi Lộc) tỏ ra lo lắng khi đàn bò 5 con của gia đình bị viêm da nổi cục. Hiện tại gia đình đã báo cáo lên cơ quan chức năng để được hỗ trợ cứu chữa đàn bò. Tuy nhiên, anh B. cũng lo ngại khi bò khỏi bệnh không thể xuất chuồng.
Ông Trần Nguyên Hòa– Trưởng phòng NN&PTNT huyện Nghi Lộc cho biết: Hiện tại 24/30 xã, thị trấn trên địa bàn huyện có trâu bò viêm da nổi cục buộc tiêu hủy 71 con, 20/30 xã bị dịch tả lợn châu Phi tiêu hủy 271 con. Phòng NN&PTNT yêu cầu cán bộ thú y địa bàn hướng dẫn bà con phòng dịch, khuyến cáo người dân chăn nuôi không mua bán, giết mổ, vận chuyển trâu, bò, lợn ra địa bàn để đảm bảo khâu kiểm dịch. Tại các điểm chợ, người dân khi mua thịt trâu, bò, lợn cần kiểm tra kỹ lưỡng về nguồn gốc, chất lượng.
Ông Ngô Đức Quỳnh - Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y cho biết: "Dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò và dịch tả lợn châu Phi đều là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi-rút gây ra. Tuy nhiên, loại vi-rút này không lây nhiễm và không gây bệnh trên người. Vì vậy, người tiêu dùng không nên quay lưng với thịt lợn, trâu, bò".
“Để phòng dịch người dân cần nghiêm chỉnh tuân thủ không bán chạy gia súc ốm yếu; không vứt xác chết gia súc ra ngoài môi trường; không giết mổ làm thịt những con vật ốm yếu, ăn thịt những con có dấu hiệu mắc bệnh; không cho lợn ăn những thức ăn thừa thải từ nhà hàng và không dùng nước ao, hồ chưa qua xử lý”, ông Quỳnh nhấn mạnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Biến động trái chiều tại miền Trung và miền Nam