Nghệ An: Giữ làng nghề truyền thống nhờ mô hình HTX
Vì sao Bộ Công Thương chưa cấm nhập khẩu xăng dầu? / Sun Grand City Feria: dự án biệt thự ở cao cấp tại Hạ Long ra mắt thị trường
Hiện nay, các HTX làng nghề truyền thống đang dần khẳng định được chỗ đứng nhất định tại các địa phương, không chỉ góp phần nâng cao thu nhập cho của người dân mà còn tạo nên một nét đẹp văn hóa mang tính đặc trưng vùng, miền.
Tạo công ăn việc làm cho người dân
Nghệ An được biết đến là mảnh đất miền Trung có điều kiện đất đai thuận lợi cho phát triển các loại cây dược liệu, cây ăn quả, rau xanh..., cùng với đường bờ biển dài giúp tỉnh có lợi thế trong đánh bắt hải sản.
Thời gian qua, Liên minh HTX tỉnh Nghệ An đã đẩy mạnh hỗ trợ các HTX ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, các HTX làng nghề trên địa bàn tỉnh đã tạo ra nhiều sản phẩm sạch, phong phú về chủng loại, mẫu mã, chất lượng tốt, mang tính đặc trưng của vùng miền.
Theo thống kê, Nghệ An hiện có 23 HTX làng nghề sản xuất các sản phẩm đặc trưng của xứ Nghệ: Tương Nam Đàn; bánh đa, kẹo lạc (Đô Lương), cam Vinh ở Nghi Lộc, Quỳ Hợp, Tân Kỳ...; nước mắm Vạn Phần (Diễn Châu), mật ong Tràng Kè ở Mỹ Thành (Yên Thành), dầu đậu nành ở Hưng Thịnh (Hưng Nguyên), tinh bột nghệ (thị xã Thái Hòa), gạo thảo dược ở Vĩnh Thành (Yên Thành), hương trầm (Quỳ Châu), bột ngũ cốc, chè, thịt bò... rau củ quả các loại.
Trong đó nhiều HTX làng nghề trên địa bàn tỉnh sản xuất những sản phẩm có chất lượng sản phẩm mang nét đặc trưng của làng nghề, được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh tin dùng.
Điển hình tại huyện Quỳ Châu nổi tiếng về làng nghề hương trầm và đã được cấp bằng công nhận thương hiệu sản phẩm. Đến nay, toàn huyện đã phát triển được 1 HTX và 7 làng nghề sản xuất hương trầm thuộc 5 xã, thị trấn. Riêng thị trấn Tân Lạc có 1 HTX và 1 làng nghề với hơn 100 hộ tham gia.
Chị Trần Thị Loan, Giám đốc HTX Hương trầm Hà Loan (thị trấn Tân Lạc) cho biết, gia đình chị làm nghề này từ đời ông bà đến nay đã gần 40 năm. Nhờ nghề làm hương trầm, mỗi năm, gia đình thu lãi khoảng 500 triệu đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 20 - 25 lao động, với mức thu nhập từ 4 - 5 triệu đồng/người/tháng.
“Những năm trước làm được rất ít nhưng mới đây HTX ngày càng phát triển, tạo công ăn việc làm cho nhiều người trong xã. Số lượng lao động năm sau cao hơn năm trước. Mọi người trong vùng rất hoan nghênh vì HTX tạo được công ăn việc làm cho họ”, chị Loan cho hay.
Xóa bỏ HTX không đủ tiêu chuẩn
Hiện nay, hương trầm Quỳ Châu không chỉ được bán rộng rãi trong thị trường cả nước mà còn được xuất đi nhiều nước ở châu Âu, châu Mỹ và các nước châu Á để phục vụ bà con kiều bào xa Tổ quốc. Với sự phát triển đi lên của làng nghề, đời sống người dân không ngừng được cải thiện.
Số lượng hương trầm bình quân hàng năm tại thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu khoảng 38 triệu que (Ảnh: TL)
Ông Nguyễn Thế Công, Chủ tịch UBND thị trấn Tân Lạc cho biết: “Mỗi lần Tết đến Xuân về, bình quân tổng doanh thu từ hương trầm của thị trấn Tân Lạc đạt khoảng 38 tỷ đồng, mỗi lao động đạt thu nhập 160 triệu đồng mỗi năm. Số lượng hương trầm bình quân hàng năm khoảng 38 triệu que”.
Với mùi thơm ngào ngạt quyến rũ, xuất xứ từ núi rừng xứ Nghệ với thương hiệu hương trầm Quỳ Châu, không chỉ đem niềm vui không khí tết sum vầy gia đình ở khắp mọi miền, mà còn thắp lên ước mơ của người dân làng nghề làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.
Dù đẩy mạnh phát triển HTX làng nghề truyền thống, nhưng Nghệ An cũng kiên quyếtxoá bỏ những mô hình gây ô nhiễm môi trường, kể cả đang hoạt động rất hiệu quả. Làng nghề gạch ngói Cừa, nòng cốt là HTX sản xuất - kinh doanh - dịch vụ làng nghề gạch ngói Cừa, từng là một trong những đơn vị kinh tế tập thể mạnh của tỉnh Nghệ An. Không chỉ đóng góp lớn cho ngân sách địa phương, làng nghề cũng như HTX đã giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động địa phương.
Tuy nhiên, để giảm thiểu về ô nhiễm môi trường, cũng như thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về xóa bỏ các lò gạch ngói thủ công, huyện Tân Kỳ đã có chủ trương xóa bỏ hơn 200 lò gạch ngói ở làng nghề Cừa. Điều này đồng nghĩa hàng trăm lao động mất việc làm; cùng với đó là lãng phí nguồn tài nguyên đất và cơ sở hạ tầng. Điều đáng nói là sau khi đóng cửa các lò gạch, lãnh đạo xã Nghĩa Hoàn và huyện Tân Kỳ vẫn thờ ơ trước cuộc sống của hàng trăm người dân nơi đây.
Ông Nguyễn Văn Hạnh, Giám đốc HTX làng nghề ngói Cừa cho biết: Để xây dựng một lò gạch phải tốn chi phí trung bình 50 triệu đồng/lò; tính ra bỏ 200 lò thì mất hàng hàng chục tỷ đồng.
“Chủ trương của Nhà nước thì chúng tôi hưởng ứng. Tuy nhiên, khi đóng cửa không cho dân sản xuất nữa thì chính quyền huyện và xã cũng phải xem xét để tạo sinh kế cho người dân”, ông Hạnh chia sẻ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
HTX làng nghề truyền thống đang dần khẳng định được chỗ đứng nhất định tại các địa phương (Ảnh: TL)