Long An: Chính quyền niêm yết cảnh báo về nạn lừa đảo mua bán nhà đất bằng vi bằng
Kết luận thanh tra dự án Apec Mandala Wyndham Mũi Né: Có vi phạm quy định về phòng, chống rửa tiền / HoREA kiến nghị không nên siết phát hành trái phiếu doanh nghiệp bất động sản
Theo UBND xã Đức Hoà Hạ, trong thời gian qua, địa phương đã xuất hiện nhiều trường hợp mua bán, chuyển nhượng nhà đất bằng giấy tay thông qua hình thức lập vi bằng tại các văn phòng thừa phát lại. Trước vấn đề này, UBND xã đã ban hành nhiều cảnh báo đến người dân.
Cụ thể, UBND xã Đức Hòa Hạ thông báo đến toàn thể nhân dân không nên mua bán với hình thức lập vi bằng cũng như góp vốn đầu tư cho các dự án chưa hoàn chỉnh thủ tục đầu tư. Vì vi bằng chỉ là hình thức làm chứng chứ không phải hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDĐ).
Hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ đúng theo trình tư quy định pháp luật là công chứng hoặc chứng thực.
Nghiêm trọng hơn, hậu quả của việc mua bán nhà đất bằng hình thức vi bằng và góp vốn với các dự án chưa hoàn thành thủ tục đầu tư gây hậu quả khó lường và có khả năng phát sinh tranh chấp sau này.
Chính quyền công khai cảnh báo về rủi ro khi mua nhà đất qua hình thức lập vi bằng.
Trước đó, Doanh nghiệp Việt Nam đã đăng tải bài viết "Rủi ro khi mua nhà đất qua hình thức lập vi bằng: Xảy ra tranh chấp là người mua trắng tay" , nội dung đề cập đến việc lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân, các đối tượng lừa đảo đã thu gom đất, xây nhà tại nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh Long An rồi chuyển nhượng lại cho người mua bằng giấy tay thông qua hình thức lập vi bằng.
Tuy nhiên, nhiều luật sư tại TP.HCM nhận định, không ít người mua nhà nhầm tưởng vi bằng do thừa phát lại lập có thể thay công chứng, chứng thực và cho rằng tồn tại “vi bằng công chứng thừa phát lại”. Đây là cách hiểu hoàn toàn sai lầm.
Pháp luật không ghi nhận vi bằng công chứng thừa phát lại, chỉ có vi bằng do thừa phát lại lập và văn bản công chứng do công chứng viên chứng nhận và đây là hai loại văn bản khác nhau.
Vi bằng là văn bản do thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác, còn văn bản công chứng là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được công chứng viên chứng nhận theo quy định của Luật Công chứng.
Giá trị pháp lý của vi bằng được quy định tại Điều 28 Nghị định 61/2009/NĐ-CP. Theo đó, vi bằng có giá trị chứng cứ để tòa án xem xét khi giải quyết vụ án. Vi bằng là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Vi bằng chỉ ghi nhận nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận và kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng minh khác.
Trong giao dịch liên quan đến nhà đất, các bên được thừa phát lại lập vi bằng nhưng vi bằng này chỉ ghi nhận việc giao tiền, giao nhận giấy tờ chứ không chứng nhận việc mua bán nhà đất. Dùng vi bằng trong mua bán nhà đất là hình thức "lách luật", không có giá trị pháp lý và giao dịch có thể bị tuyên vô hiệu khi xảy ra tranh chấp.
Theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu – Đoàn Luật sư TP.HCM cho biết: Khi giao dịch mua bán nhà đất, người dân không nên mua nhà dưới dạng giấy tờ tay. Và, những hợp đồng mua bán thông qua văn phòng thừa phát lại làm chứng bằng cách lập vi bằng cũng là mua bán bằng giấy tay. Vi bằng được lập sẽ chỉ có giá trị làm chứng tại tòa, không có giá trị pháp lý như hợp đồng chuyển nhượng, mua bán. Khi có sự tranh chấp về pháp lý, vi bằng này không có giá trị như hợp đồng mua bán, nên người mua có thể mất trắng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Biến động trái chiều tại miền Trung và miền Nam