Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng trưởng mạnh nhất trong các thị trường lớn
Đánh giá lại quy mô GDP: Việt Nam không phải ngoại lệ / Loạt nông sản vào EU với thuế 0%: Miếng bánh ngon nhưng “không dễ xơi”!
Số liệu mới nhất từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 7 tháng đầu năm 2019, trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với tất cả các thị trường đều có mức tăng trưởng khá.
Cụ thể, xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với châu Á tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất (65,3%) trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.

Trong 7 tháng đầu năm 2019, trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với tất cả các thị trường đều có mức tăng trưởng khá.
Trị giá xuất nhập khẩu trong 7 tháng năm 2019 với thị trường này đạt 188,98 tỷ USD, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, trị giá xuất khẩu là 73,72 tỷ USD, tăng 3% và trị giá nhập khẩu là 115,26 tỷ USD, tăng 9,1%.
Đáng chú ý, kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc có mức tăng trưởng cao nhất trong tất cả các thị trường lớn, đạt 42,5 tỷ USD, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhập khẩu từ Trung Quốc cũng chiếm đến 29,5% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong 7 tháng qua.
Thị trường mà Việt Nam nhập khẩu nhiều thứ hai là Hàn Quốc với 26,8 tỷ USD. Nếu so với cùng kỳ năm 2018 thì kim ngạch nhập khẩu của Hàn Quốc giảm nhẹ 0,2%, tuy nhiên vẫn chiếm đến 18,6% tỷ trọng nhập khẩu của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm.
Đứng thứ ba là thị trường ASEAN với kim ngạch nhập khẩu đạt 18,8 tỷ USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2018 và chiếm 13,1% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam.
Nhật Bản và EU là hai thị trường mà Việt Nam nhập khẩu nhiều thứ tư và thứ năm, với kim ngạch lần lượt là 10,6 tỷ USD và 8,5 tỷ USD, tăng 0,5% và 11,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Đà Nẵng: Thị trường khách sạn 4 – 5 sao phục hồi mạnh
Giá nông sản ngày 25/7/2025: Cà phê duy trì xu hướng tăng, hồ tiêu ổn định
Giá heo hơi ngày 25/7/2025: Không biến động trên phạm vi toàn quốc
Tỷ giá ngoại tệ ngày 25/7/2025: USD và NDT giữ xu hướng ổn định
Giá vàng sụt giảm khi tâm lý thị trường về thương mại toàn cầu tích cực hơn

Cơ hội bứt phá cho ngành cơ khí Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu